- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Mẹ bầu không nên bỏ qua những dấu hiệu như ra máu nhiều, đau bụng dữ dội…
Rối loạn chức năng tuyến giáp làm tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ
Tập thể dục cuối thai kỳ làm giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh
5 điều phụ nữ nên làm để tăng khả năng thụ thai và có thai kỳ khỏe mạnh
Đau rốn khi mang thai có nguy hiểm tới cả mẹ và con?
Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo các biến chứng thai kỳ có thể gây sinh non, nhiễm trùng cho mẹ, thậm chí đe dọa tới tính mạng… mà bà bầu tuyệt đối không được bỏ qua:
Bạn có các cơn co thắt đều đặn
Trong thai kỳ, các cơn co thắt không thường xuyên có thể xảy ra và điều này là hoàn toàn bình thường, đặc biệt nếu bạn sắp tới ngày sinh. Một vài trường hợp bạn có thể bị co thắt sớm, trong những tháng đầu hoặc giữa thai kỳ. Các cơn co thắt này có thể gây đau đớn nhưng chúng không diễn ra thường xuyên.
Các cơn co thắt thường xuyên có thể cảnh báo chuyển dạ, sinh non
Tuy nhiên, nếu bạn bị co thắt hơn 6 lần trong vòng 1 tiếng, hãy đi khám ngay lập tức vì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm, sinh non.
Bạn bị ra máu nhiều
Trong khi mang thai, một vài chị em có thể bị ra máu đôi chút và điều này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu thấy ra máu nhiều như khi hành kinh hoặc nghiêm trọng hơn thì bạn nên đi khám ngay lập tức vì đây là một dấu hiệu cảnh báo biến chứng thai kỳ nguy hiểm.
Đặc biệt, những người có nhau thai bám ở vị trí bất thường nên chú ý nếu bị ra máu nhiều trong thai kỳ. Tình trạng này có thể dẫn tới tử vong cho cả mẹ và thai nhi.
Bạn bị rỉ nước ối
Nước ối là môi trường giàu chất dinh dưỡng, có vai trò quan trọng đối với sự sống và phát triển của thai nhi trong tử cung. Nước ối bảo vệ cho thai đỡ bị sang chấn, nhiễm trùng, giữ cho dây rốn không bị khô. Nếu bị vỡ ối sớm, sức khỏe của cả mẹ và bé đều có thể bị ảnh hưởng. Cụ thể, người mẹ sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng nguy hiểm, còn trẻ sẽ có nguy cơ phát triển kém, sinh non, thậm chí tử vong.
Đường huyết quá cao hoặc quá thấp
Trong tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối thai kỳ), bạn sẽ có nguy cơ cao bị đái tháo đường thai kỳ. Tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật, nhiễm toan ceton, tăng nguy cơ sinh mổ… cho cả mẹ và bé. Do đó, bạn nên nhanh chóng chẩn đoán và tiếp nhận điều trị, dùng insulin theo hướng dẫn của bác sỹ.
Thai nhi ngừng chuyển động
Nếu chưa được 28 tuần, thai nhi vẫn chưa thể chuyển động nhiều và điều này là bình thường. Tuy nhiên, sau thời gian này, mẹ sẽ có thể cảm nhận trẻ sẽ bắt đầu chuyển động nhiều hơn. Do đó, nếu thấy con vận động ít hơn hoặc không hề chuyển động chút nào, bạn nên thông báo cho bác sỹ ngay lập tức.
Bạn bị đau bụng dữ dội
Một vài cơn co thắt, đau cơ bắp có thể gây đau nhẹ và điều này không đáng lo ngại. Tuy nhiên, các cơn đau bụng dữ đội, đột ngột lại có thể cảnh báo vỡ tử cung - một biến chứng thai kỳ nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới cả mẹ và con.
Bình luận của bạn