Mỗi độ tuổi cần ngủ số giờ khác nhau
Những thực phẩm cho giấc ngủ ngon
7 cách để có giấc ngủ ngon tuổi mãn kinh
Trẻ ngủ bao nhiêu là đủ?
Thiếu ngủ, “cậu nhỏ” khó “chào cờ”
“Vậy ngủ bao nhiêu là đủ?” - đó là thắc mắc của rất nhiều người. Mới đây, Quỹ Giấc ngủ Quốc gia Mỹ (National Sleep Foundation - NSF) vừa công bố “Biểu đồ thời gian ngủ theo lứa tuổi”, giải đáp câu hỏi trên. Theo đó, thời gian ngủ chính xác là:
- Trẻ 0 - 3 tháng tuổi: 14 - 17 giờ mỗi ngày (khuyến nghị trước đây là 12 - 18 giờ/ngày).
- Trẻ 4 - 11 tháng tuổi: 12 - 15 giờ mỗi ngày (khuyến nghị trước đây là 14 - 15 giờ/ngày).
- Trẻ mới biết đi (1 - 2 tuổi): 11 - 14 giờ mỗi ngày (khuyến nghị trước đây là 12 - 14 giờ/ngày).
- Trẻ mẫu giáo (3 – 5 tuổi): 10 - 13 giờ mỗi ngày (khuyến nghị trước đây là 11 - 13 giờ/ngày).
- Trẻ trong độ tuổi đi học (6 – 13 tuổi): 9 - 11 giờ mỗi ngày (khuyến nghị trước đây là 10 - 11 giờ/ngày).
- Thiếu niên (14 – 17 tuổi): 8 - 10 giờ mỗi ngày (khuyến nghị trước đây là 8,5 – 9,5 giờ/ngày).
- Thanh niên (18 – 25 tuổi): 7 - 9 giờ mỗi ngày (không có khuyến nghị trước đó).
- Người lớn (26 – 64 tuổi): 7 - 9 giờ mỗi ngày (giống với khuyến nghị trước đó).
- Người già (65 tuổi trở lên): 7 - 8 giờ mỗi ngày (không có khuyến nghị trước đó).
Trẻ 0 - 3 tháng tuổi nên ngủ 14 - 17 giờ mỗi ngày
Theo các chuyên gia, một số người có thể ngủ nhiều hoặc ít hơn một chút so với số giờ khuyến cáo mà không có tác hại gì. Tuy nhiên, nếu ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn quá nhiều so với khuyến cáo, bạn có thể gặp phải nhiều vấn đề nguy hiểm.
“Đây là hướng dẫn tốt nhất về thời gian ngủ tính đến thời điểm này”, Max Hirshkowitz - Chủ tịch Hội đồng tư vấn khoa học NSF, nhấn mạnh.
Khuyến nghị được công bố trên Sleep Health – tạp chí chính thức của NSF. Để đưa ra được biểu đồ trên, 18 chuyên gia NSF thuộc các lĩnh vực giấc ngủ, giải phẫu – sinh lý, nhi khoa, thần kinh, lão khoa, sản phụ khoa đã phải làm việc liên tục trong vòng hai năm.
Giải pháp cho người mất ngủ
Theo các chuyên gia NSF, bạn có thể thực hiện những điều đơn giản sau để ngủ được nhiều hơn:
- Tuân thủ “lịch ngủ” cố định, kể cả các ngày cuối tuần.
- Thư giãn trước khi đi ngủ bằng một bản nhạc nhẹ hoặc massage.
- Tập thể dục hàng ngày.
- Tắt tất cả các thiết bị công nghệ như máy tính, điện thoại, máy tính bảng,... trước khi đi ngủ.
- Bổ sung Melatomin, L-Theanine, 5-Hydroxytryptophan (5- HTP) qua các loại thực phẩm chức năng.
Bình luận của bạn