Sưng đỏ, phồng rộp và đau nhức ở trên da là triệu chứng điển hình của tình trạng cháy nắng
5 cách giúp trẻ hóa làn da ngay tại nhà
Cấp cứu làn da trong thời tiết “mưa tối tăm mặt mũi”
Lời khuyên để có làn da khỏe mạnh và tươi sáng
Đâu là các thực phẩm lành mạnh bạn nên ăn vào bữa sáng?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh Hoa Kỳ (CDC), chỉ 15 phút phơi da trần vào thời gian cường độ ánh nắng mặt trời mạnh nhất đủ để gây tổn hại cho làn da của bạn. Do đó, CDC khuyến cáo mọi người nên dùng kem chống nắng phổ rộng (SPF15 hoặc cao hơn), đội mũ rộng vành, đeo kính mát và mặc các loại quần áo che phủ kín da để ngăn ngừa da bị tổn thương do tia UV gây ra.
Công bố trên Tạp chí Investigative Dermatology, nghiên cứu mới được thực hiện bởi TS. Kurt Lu, Đại học Case Western Reserve ở Cleveland, Hoa Kỳ cùng các đồng nghiệp đã phát hiện việc bổ sung vitamin D có thể giúp làm giảm các triệu chứng của tình trạng cháy nắng.
Vitamin D được coi là một dưỡng chất thiết yếu, nó không chỉ hỗ trợ sức khoẻ xương bằng cách hấp thu calci mà còn đóng vai trò trong hệ thống thần kinh và hệ miễn dịch.
Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) khuyến cáo người từ 14 - 70 tuổi trung bình cần 600 IU vitamin D mỗi ngày. Vitamin D tự nhiên có trong một số loại thực phẩm, chẳng hạn như các loại cá, pho mát và trứng. Tuy nhiên, nguồn vitamin D chính của cơ thể lại chính là ánh nắng mặt trời.
Da của chúng ta có chứa một hợp chất hóa học gọi là 7-Dehydrocholesterol. Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, hợp chất này sản sinh ra vitamin D3. Thế nhưng, do nguy cơ tiếp xúc tia cực tím quá mức, việc nhận được tất cả vitamin D cần thiết từ ánh sáng mặt trời không phải lúc nào cũng khả thi.
Đối với những người không thể đạt được các khuyến cáo về vitamin D thông qua chế độ ăn kiêng và ánh sáng mặt trời, bổ sung vitamin D là một phương pháp thay thế hữu hiệu.
Trong nghiên cứu mới, TS. Kurt Lu và các đồng nghiệp đữa lựa chọn ngẫu nhiên 20 người tham gia, tất cả đều có triệu chứng cháy nắng ở cánh tay trong, bị gây ra bởi việc tiếp với tia UV.
Tiếp theo, những người tham gia được phân ngẫu nhiên vào một trong bốn nhóm: Một nhóm được sử dụng giả dược, trong khi các nhóm còn lại được bổ sung vitamin D với những liều lượng khác nhau. Mẫu sinh thiết da của những người tham gia được lấy vào 4 thời điểm sau khi bị cháy nắng: 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ và 1 tuần.
Kết quả cho thấy, so với những người tham gia dùng giả dược, những người bổ sung vitamin D đã giảm tình trạng viêm da. Đặc biệt, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng nhóm bổ sung vitamin D liều cao nhất không chỉ dẫn đến việc giảm độ đỏ của da mà còn kích hoạt các gene sửa chữa da, bao gồm enzyme chống viêm được gọi là arginase-1.
Theo TS. Lu, liều lượng bổ sung vitamin D cụ thể giúp làm giảm triệu chứng của tình trạng cháy nắng cần được tìm hiểu thêm bởi liều dùng trong nghiên cứu của họ cao hơn nhiều so với các khuyến cáo hàng ngày hiện nay. Do đó, nó có thể gây ra một số tác dụng ngoài mong muốn.
Bình luận của bạn