Đường làm gia tăng nguy cơ ung thư
Cỏ cà ri: Phương thuốc tự nhiên cho người đái tháo đường
Điểm danh 8 "thủ phạm" gây rối loạn cương dương
Miếng "dán da" kiểm tra đường huyết
Muốn da mềm mịn như em bé không được quên Zeaxanthin
Soup gà hạt sen - Món ngon bổ dưỡng ngày Hè
Một nghiên cứu của Thụy Điển xuất bản trong tháng này cho thấy những người uống 2 hoặc nhiều hơn 1 ly nước có gas hoặc các loại đồ uống có đường khác mỗi ngày có nguy cơ bị ung thư đường mật hoặc túi mật cao hơn so với những người kiêng nước ngọt hoàn toàn.
Đồng tác giả nghiên cứu, tiến sỹ Daniel-MacDougall phát hiện ra rằng những người ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, đặc biệt là những loại thực phẩm giàu carbohydrate đơn giản như bánh mì trắng, khoai tây và gạo có nhiều nguy cơ bị ung thư phổi hơn.
Thực phẩm giàu đường làm tăng nguy cơ ung thư
Một nghiên cứu từ Trung tâm Ung thư MD Anderson được công bố vào tháng Một đã chỉ ra mối liên quan giữa chế độ ăn uống điển hình của người phương Tây (nhiều đường) và bệnh ung thư vú. Khi các nhà nghiên cứu chia chuột thành 4 nhóm và cho chúng ăn theo chế độ dinh dưỡng khác nhau, họ phát hiện ra rằng những con chuột ăn nhiều đường mía hoặc đường fructose (cả hai loại đường đơn) có nhiều tế bào ung thư và khối u ung thư vú lớn hơn những con chuột khác.
Cuối cùng, theo một số nghiên cứu trong những năm gần đây, những người bị đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường cũng có nguy cơ cao bị các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư gan, ung thư tuyến tụy và ung thư cổ tử cung... Một chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân chính dẫn đến chỉ số đường huyết cao và tình trạng kháng insulin. Do đó, chính những gì bạn ăn cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ ung thư.
Đường thành nhiên liệu cho các tế bào ung thư như thế nào?
Những báo cáo gần đây cho rằng đường là “nhiên liệu” của tế bào ung thư. Nguyên do chủ yếu là do đường là nguyên liệu của tất cả các tế bào trong cơ thể. Đường là một loại carbohydrate, khi bạn ăn bất cứ loại carbohydrate nào (dù là trái cây, kem hay bánh mì), tuyến tụy của bạn cũng có thể sản xuất ra insulin – một loại hormone giúp chuyển đổi đường thành năng lượng cho các tế bào của bạn.
Ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin trong cơ thể, nghĩa là cơ thể sản xuất ngày càng nhiều hormone insulin để thực hiện nhiệm vụ của mình. Nó cũng sản xuất ngày một nhiều IGF (yếu tố tăng trưởng giống như insulin), khiến cho tế bào ung thư sinh sôi nảy nở. “IGF ngăn chặn tính hiệu phát triển bình thường và chết đi của các tế bào ung thư, khiến chúng cứ thế phát triển”.
Mô phỏng hình ảnh tế bào ung thư nhân đôi
Chế độ ăn nhiều đường cũng góp phần dẫn đến tình trạng viêm trong cơ thể, gia tăng ảnh hưởng đến các tế bào và thúc đẩy sự phát triển của các khối u ung thư. Chế độ ăn uống nhiều đường cũng dẫn đến tăng cân. Theo Daniel-MacDougall, “khi ăn thực phẩm có nhiều đường, chứa hàm lượng carbohydrate cao và ít chất xơ, bạn có thể sản xuất ra nhiều insulin và cơ thể bạn lưu trữ nhiều nằng lượng như chất béo”. Béo phì cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư. Do đó, cần chú trọng kiểm soát năng lượng của mình.
Không phải tất cả các loại đường và tinh bột đều xấu. Trong thực tế, cơ thể cần chúng để "vận hành" một cách khỏe mạnh. Nhưng việc ăn đúng loại và đúng liều lượng đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Những loại thực phẩm giàu carbohydrate
Những loại thực phẩm chứa đường tự nhiên (như trái cây và các sản phẩm sữa) và carbohydrate phức tạp (như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu) giúp cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng như chất xơ, giúp cơ thể no lâu hơn. Trong khi đó, nước ngọt có gas, kẹo, bánh mì trắng chỉ cung cấp rất ít chất dinh dưỡng.
Theo ông Daniel-MacDougall, “nhiều người thường áp dụng chế độ ăn low-carbs hoặc không có carb, nhưng họ đã bỏ qua ích lợi của carb trong việc ngăn ngừa ung thư”.
Để giảm nguy cơ ung thư, cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, chú ý kiểm soát cân nặng và hạn chế những loại thực phẩm ít dinh dưỡng và chứa quá nhiều đường.
Bình luận của bạn