Cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ tự kỷ giao tiếp tốt hơn?

Việc giao tiếp với trẻ tự kỷ là khá khó khăn do mỗi bé lại có biểu hiện, hành vi khác nhau

Thiếu hụt kẽm, mangan làm tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ

Nhận biết hội chứng chậm nói, tăng động và tự kỷ ở trẻ

Căng thẳng có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa cho trẻ tự kỷ

Phát hiện mới: Thiếu protein trong não khiến trẻ mắc bệnh tự kỷ

Giữ các câu nói ngắn gọn nhất có thể khi giao tiếp với bé

Trong trường hợp bé không thể nói hoặc có vốn từ vựng hạn chế, bạn chỉ nên dùng các câu ngắn gọn, đơn giản để giúp bé dễ hiểu hơn. Ví dụ, bạn có thể đưa ra các hướng dẫn ngắn như “Ngồi xuống”, “Lấy sách”… khi giao tiếp với bé.

Tìm kiếm các tín hiệu phi ngôn ngữ của bé

Trẻ tự kỷ có thể sử dụng âm thanh, ngôn ngữ cơ thể, nét mặt và cử chỉ để giao tiếp, truyền đạt nhu cầu của mình. Chú ý tới các dấu hiệu phi ngôn ngữ này sẽ giúp bạn giao tiếp tốt hơn với bé.

Nhiều trẻ tự kỷ thích dùng dấu hiệu phi ngôn ngữ thay cho lời nói

Ghi nhớ bé nhạy cảm với điều gì

Một số trẻ tự kỷ có thể rất nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sáng, sự động chạm hoặc mùi hương. Một khi biết được bé nhạy cảm với điều gì, bạn có thể loại bỏ các tác nhân này, giúp bé dễ dàng giao tiếp và hoạt động tốt hơn.

Tạo thành các thói quen

Tạo thành các thói quen hàng ngày sẽ giúp trẻ tự kỷ cảm thấy an toàn hơn. Do đó, cha mẹ nên cố cho bé thực hiện các hoạt động ăn, ngủ, học, tham gia trị liệu… theo một lịch trình cố định.

Chuẩn bị sẵn tinh thần cho trẻ tự kỷ giúp bé đối phó tốt hơn với thay đổi

Trong trường hợp bạn phải gián đoạn các thói quen của bé (ví dụ như các dịp nghỉ lễ), hãy chuẩn bị tinh thần cho bé từ trước để giúp bé đối phó với các thay đổi tốt hơn.

Xác định điểm mạnh và sở thích của con

Mỗi đứa trẻ đều có những kỹ năng và thế mạnh của riêng mình. Trên thực tế, nhiều trẻ tự kỷ cũng rất khéo léo, tài năng. Bằng cách xác định và tập trung vào những điểm mạnh của con, bạn sẽ giúp bé xây dựng sự tự tin và lòng tự trọng.

Trẻ tự kỷ cũng có các sở thích rất hạn chế. Áp dụng các sở thích này như một chủ đề, công cụ tương tác sẽ giúp nâng cao khả năng tiếp thu ngôn ngữ của trẻ.

Tạo môi trường an toàn cho trẻ

Cha mẹ nên tạo một khu vực an toàn trong nhà, giúp bé cảm thấy an toàn và có thể thư giãn tốt hơn. Hãy đặt ra ranh giới để bé có thể hiểu, cũng như đảm bảo loại bỏ các vật dụng nguy hiểm ra khỏi tầm tay trẻ.

Sử dụng các công cụ thị giác

Trẻ tự kỷ thường học tốt hơn bằng các công cụ trực quan như các vật sờ nắm được, hình vẽ, tranh ảnh, video… Sử dụng các công cụ này sẽ giúp bé giao tiếp và học tập tốt hơn.

Trên tất cả, hãy kiên nhẫn với bản thân và với con khi cố gắng giao tiếp với bé. Bạn cần có khoảng thời gian thử nghiệm trước khi tìm ra các biện pháp giao tiếp phù hợp nhất với con nên đừng nản lòng nếu một phương pháp nào đó không có hiệu quả.

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ