- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Hướng dẫn cách xoay ngôi thai ngược giúp mẹ có thể sinh thường an toàn
Ngôi thai không thuận, đừng quá lo lắng!
Hẹp động mạch tử cung có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Đang mang thai và cho con bú có nên nhuộm tóc?
Thiểu ối và đa ối đều đe dọa thai nhi, mẹ cần lưu ý để cứu con!
Để xoay ngôi thai ngược, hãy làm theo các bước sau đây (nhưng nhớ phải có sự đồng ý của bác sỹ) từ 30 tuần của thai kỳ trở đi.
1. Tập thể dục (tuần 30 – 37)
Hãy thử nghiêng hông
Đây là bài tập thể dục thường được áp dụng để xoay ngôi thai ngược. Để thực hiện, bạn cần phải nâng hông cao hơn so với đầu từ 9 – 12 ich (22,8 - 30,5 cm). Cách đơn giản nhất là hãy nằm trên mặt đất, chống đỡ hông bằng một chiếc gối. Ngoài ra, bạn có thể nằm trên giường hoặc ghế dài, kê một cái gối bên dưới và nâng chân lên.
Thực hiện bài tập này 3 lần một ngày, khoảng 10 – 15 phút mỗi lần. Nên tập khi dạ dày rỗng và trong suốt thời gian thai nhi máy/đạp. Cố gắng thư giãn và hít thở sâu khi thực hiện các bài tập này, tránh làm căng cơ bụng.
Bài tập co đầu gối hướng về ngực
Bài tập này sử dụng lực hấp dẫn để kích thích thai nhi xoay đầu về phía dưới (ngôi thai thuận). Mẹ bầu quỳ gối xuống sàn nhà hoặc giường, cẳng tay khoanh dưới sàn nhà để chống đỡ cơ thể. Hướng mông lên trên. Điều này cho phép phần dưới tử cung được mở rộng hơn, giúp đầu em bé xoay về phía dưới.
Giữ nguyên động tác này trong 5 – 15 phút, tập 2 lần một ngày. Hãu cố gắng thực hiện khi dạ dày rỗng, nếu không bạn sẽ cảm thấy tức bụng, khó chịu.
Nếu bạn cảm thấy vị trí của em bé, có thể giúp bé xoay ngôi dễ dàng hơn. Trong khi vẫn chống 1 cánh tay xuống dưới sàn, tay kia nâng lên, dùng bàn tay ấn nhẹ trên bụng dưới, vị trí ngay trên xương mu.
Chúc đầu xuống phía dưới
Động tác này cũng tương tự như co đầu gối hướng về phía ngực, nhưng khó hơn. Bắt đầu ở vị trí đầu gối gập lại, chống trên giường hoặc cầu thang. Đưa hai tay xuống dưới sàn nhà (nếu bạn đang quỳ trên giường), hoặc vươn xuống hai, ba bậc thang (nếu bạn đang quỳ trên cầu thang). Bạn nên hướng cằm về phía ngực để giúp cơ chậu thả lỏng.
Cẩn thận kẻo bị trượt tay. Bạn có thể nhờ chồng hoặc người khác đỡ vai giúp bạn trong suốt quá trình tập.
Giữ nguyên tư thế này trong 30 giây. Hãy nhớ rằng, tập nhiều lần (3 – 4 lần một ngày) trong thời gian ngắn tốt hơn là tập ít và giữ nguyên vị trí trong thời gian dài.
Đi bơi
Mẹ bầu đi bơi, làm động tác lộn người xuống nước có thể giúp thai nhi quay đầu về ngôi thai thuận. Bạn hãy thử các động tác sau:
Chúi đầu xuống dưới bể bơi, rồi ngoi lên, hai tay hướng lên trên giống như đang rẽ sóng.
Bơi quanh bể sẽ giúp kích thích thai nhi di chuyển (bơi lội cũng là môn thể dục tốt trong những tháng cuối thai kỳ). Bạn có thể bơi sải hoặc bơi ếch cũng rất hiệu quả.
Lặn xuống nước sẽ giúp bé xoay ngôi thai. Người ta cho rằng tình trạng không trọng lượng và sóng nước sẽ giúp thai nhi tự động xoay mình.
Chú ý tư thế của bạn
Ngoài các bài tập kích thích thai nhi xoay ngôi thai, bạn cũng cần phải chú ý đến tư thế trong cuộc sống hàng ngày, vì điều này có thể ảnh hưởng đến sự chuyển động của bé. Cụ thể, bạn nên đứng hoặc ngồi với tư thế phù hợp nhất để tạo không gian rộng cho tử cung, giúp thai di chuyển.
Tư thế đứng tốt nhất là:
- Đứng thẳng, cằm hướng xuống đất.
- Hai vai thả lỏng, tránh ưỡn vai ra sau.
- Hóp bụng vào. Đừng đứng với tư thế bụng xệ xuống.
- Hướng mông vào trong để trọng lực cơ thể đặt trên hông.
- Mở rộng hai chân bằng vai, tập trung trọng lượng cơ thể lên hai bàn chân.
Tìm hiểu thêm các kỹ thuật giúp xoay ngôi thai ngược.
2. Sử dụng kỹ thuật thay thế (tuần 30 – 37)
Dùng túi chườm nóng và lạnh
Áp túi chườm lạnh vào đầu tử cung và túi chườm nóng vào cuối tử cung, cách làm này sẽ khuyến khích thai nhi di chuyển, tránh chỗ lạnh chuyển sang chỗ ấm áp, như vậy bé sẽ xoay đúng vị trí.
Để làm điều này, hãy đặt một túi nước đá hay một gói rau đông lạnh trên bụng bạn, gần đầu của bé. Hy vọng là bé sẽ né tránh cái lạnh, tìm đến chỗ ấm áp hơn, với tư thế thoải mái hơn.
Chườm túi nước đá khi nằm trong bồn tắm, lượng nước ấm trong bồn ngập đến nửa bụng, đây là kỹ thuật sử dụng nhiệt độ để kích thích thai nhi di chuyển về chỗ ấm áp. Ngoài ra, bạn có thể đặt một túi nước ấm hoặc chai nước ấm ở dưới bụng.
Kỹ thuật dùng nhiệt độ nóng và lạnh rất an toàn, vì vậy bạn có thể làm bao nhiêu lâu và bao nhiêu lần tùy thích. Nhiều phụ nữ dùng túi chườm nóng và lạnh đặt lên bụng trong khi áp dụng tư thế nằm nghiêng.
Dùng âm thanh kích thích bé xoay đầu
Dùng âm thanh để kích thích em bé quay đầu về phía âm thanh và xoay vào vị trí thích hợp,
Cách phổ biến nhất để cho em bé nghe nhạc là đặt tai nghe ở phần dưới bụng. Bạn có thể cho bé nghe những bản nhạc tốt cho thai nhi và trẻ sơ sinh – có thể là nhạc cổ điển, bài hát ru…
Ngoài ra, bạn có thể nhờ chồng áp miệng lên bụng dưới của bạn và nói chuyện với thai nhi. Giọng nói của bố sẽ kích thích em bé di chuyển về phía âm thanh. Đây cũng là một cách tốt để tăng sự gắn kết giữa bố và em bé trong bụng.
Nhờ sự hỗ trợ của chuyên viên có kinh nghiệm sử dụng kỹ thuật Webster
Kỹ thuật Webster đã được phát triển để khôi phục lại sự cân bằng và chức năng của vùng chậu, khuyến khích các em bé xoay ngôi.
Kỹ thuật Webster đảm bảo rằng các xương cùng và xương chậu được cân bằng và liên kết. Nếu các xương này vẫn lệch, nó sẽ cản trở sự chuyển động của em bé vào vị trí ngôi đầu.
Kỹ thuật này giúp giảm căng dây chằng đỡ tử cung bằng cách nới lỏng và thư giãn dây chằng. Một khi các dây chằng được nới lỏng, các bé có thêm không gian để di chuyển, cho phép nó di chuyển vào đúng vị trí trước khi sinh.
Nên nhớ, kỹ thuật Webster cần phải thực hiện theo một liệu trình, bạn sẽ cần phải gặp chuyên gia 3 lần mỗi tuần trong suốt những tuần cuối cùng của thai kỳ. Hãy chắc chắn là bạn tìm được một chuyên gia nắn khớp có trình độ, có kinh nghiệm điều trị cho những phụ nữ mang thai ngôi ngược.
3. Can thiệp y khoa (sau 37 tuần)
Áp dụng thủ thuật ECV
Khi đã qua tuần thứ 37 mà thai nhi vẫn nằm ở vị trí ngôi ngược, bạn nên gặp bác sỹ để nhờ hỗ trợ xoay ngôi thai bằng thủ thuật xoay ngôi thai từ bên ngoài (ECV). Đây là một thủ thuật không cần phẫu thuật, bác sỹ sẽ thực hiện ngay tại bệnh viện.
Trong thủ thuật này, bác sỹ sẽ sử dụng thuốc làm giãn tử cung để có thể đẩy em bé từ bên ngoài vào đúng vị trí ngôi đầu. Điều này được thực hiện bằng cách tạo lực đẩy vào bụng dưới (một số phụ nữ sẽ cảm thấy khó chịu).
Trong suốt quá trình thực hiện, bác sỹ sẽ siêu âm để theo dõi vị trí của em bé và nhau thai, cùng với lượng nước ối. Nhịp tim của em bé cũng được theo dõi suốt quá trình thực hiện. Nếu nhịp tim giảm xuống quá thấp, có thể sẽ phải mổ “bắt thai” ngay lập tức.
Tỷ lệ thành công của thủ thuật ECV với các thai ngôi mông nằm trong khoảng 58%. Tỷ lệ này cao hơn ở những phụ nữ mang thai lần 2 trở lên (chứ không phải lần mang thai đầu). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thủ thuật ECV có biến chứng – chẳng hạn như chảy máu hoặc lượng nước ối giảm. Thủ thuật này không thể thực hiện được khi người mẹ mang thai đôi.
Tìm hiểu về sinh mổ
Trong một số trường hợp, sinh mổ là việc cần thiết dù con bạn có ngôi thai ngược hay không – ví dụ như bạn bị nhau tiền đạo, mang 3 thai hoặc trước đây đã từng sinh mổ.
Tuy nhiên, nếu em bé nằm ở vị trí ngôi mông nhưng tất cả các yếu tố khác bình thường, bạn sẽ cần phải quyết định sinh thường hay sinh mổ. Phần lớn các bé nằm ở vị trí ngôi thai ngược đều phải sinh mổ, vì sẽ ít rủi ro hơn. Việc sinh mổ cần phải lên kế hoạch sớm nhất là vào tuần thứ 39 của thai kỳ. Siêu âm sẽ được thực hiện ngay trước khi phẫu thuật để đảm bảo em bé không thay đổi vị trí.
Tuy nhiên, nếu bạn chuyển dạ trước ngày sinh trong kế hoạch và việc chuyển dạ diễn ra quá nhanh, bạn có thể sẽ buộc phải sinh con qua ngả âm đạo.
Xem xét việc sinh thường
Việc sinh thường khi thai nhi nằm ở vị trí ngôi thai ngược không còn nguy hiểm nhiều như trước nữa.
Sinh thường với ngôi thai ngược có thể là lựa chọn hợp lý nếu khung xương chậu của người mẹ đủ lớn, em bé đủ tháng và quá trình chuyển dạ bình thường, hình ảnh siêu âm thai nhi cho thấy thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh, không có gì bất thường (ngoài vị trí ngôi ngược), bác sỹ đỡ đẻ có kinh nghiệm trong việc đỡ những ca sinh ngôi ngược.
Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể đáp ứng được các tiêu chí trên và muốn sinh thường hơn sinh mổ, hãy nói chuyện với bác sỹ xem việc sinh thường có an toàn cho bạn và em bé hay không rồi hãy quyết định.
Bình luận của bạn