- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Tìm hiểu những trường hợp cần sinh mổ giúp mẹ lên kế hoạch sẵn sàng chào đón em bé
Phát triển phương pháp sinh nở mới: "Đẻ mổ tự nhiên"
Bà bầu bị trĩ có thể sinh thường được không?
4 bài tập đơn giản giúp mẹ bầu sinh thường dễ hơn
Bật mí bí quyết giúp chị em sinh thường dễ dàng
Những trường hợp cần lên kế hoạch sinh mổ từ trước:
Về phía người mẹ:
- Đã từng sinh mổ trước đó, lần mang thai tới, bạn có thể sẽ phải tiếp tục sinh mổ vì sinh thường có thể làm tăng nguy cơ vỡ tử cung trong quá trình sinh nở.
- Trước đó từng đẻ khó, gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
- Đã từng phẫu thuật tử cung xâm lấn, chẳng hạn phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung.
- Mang đa thai (một số cặp song sinh có thể vẫn được sinh thường, nhưng hầu hết đều cần sinh mổ).
Phụ nữ mang thai bị tiền sản giật sẽ được chỉ định sinh mổ
- Người mẹ có vấn đề về nhau thai (nhau tiền đạo, bong nhau non…).
- Người mẹ có khối u xơ lớn khiến ca sinh nở gặp khó khăn hoặc không thể sinh thường.
- Mẹ bị tiền sản giật.
- Mẹ bị nhiễm HIV, mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (ví dụ bị herpes sinh dục gần ngày chuyển dạ - có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng nếu trẻ được sinh ra qua ngả âm đạo).
Về phía thai nhi:
- Em bé có trọng lượng lớn (> 4kg).
- Em bé ngôi mông hoặc nằm ngang.
- Em bé bị dị tật hoặc có bất thường nào đó sẽ khiến ca sinh thường gặp nguy hiểm, chẳng hạn như dị tật ống thần kinh.
Nếu nằm trong trường hợp phải sinh mổ, bác sỹ sẽ chỉ định cho mẹ bầu mổ "bắt thai" khi thai nhi được trên 39 tuần để đảm bảo em bé đủ trưởng thành để được sinh ra khỏe mạnh – trừ khi có một lý do nào đó buộc phải sinh mổ sớm hơn.
Trường hợp mẹ bầu buộc phải sinh mổ khẩn cấp:
Mẹ bầu có thể được sinh mổ khẩn cấp nếu có vấn đề phát sinh trong ca sinh thường gây nguy hiểm cho cả mẹ và con, hoặc trong lần khám thai gần nhất, bác sỹ phát hiện ra có bất thường:
- Bị suy thai.
- Dây rốn quấn cổ (tràng hoa quấn cổ) có thể làm nghẽn mạch máu truyền vào nuôi thai nhi, khiến thai bị suy thai, tăng nguy cơ tử vong.
- Khi mẹ đã đau bụng chuyển dạ, nhưng cổ tử cung không mở, hoặc em bé dừng di chuyển xuống dưới. Mặc dù đã cố gắng kích thích tử cung co bóp để em bé di chuyển xuống dưới nhưng không được.
- Mẹ bị vỡ ối nhưng đẻ khó.
- Nhịp tim của em bé có bất thường, bé có thể không chịu đựng được thêm.
- Nhau thai tách ra khỏi tử cung (bong nhau thai), có nghĩa là em bé sẽ không nhận đủ oxy trừ khi em bé chui ra ngay lập tức.
Bình luận của bạn