Cảnh giác với chất độc hại có trong thịt lợn siêu nạc

Clenbuterol được sử dụng cho người bị chứng rối loạn hô hấp

Cảnh báo đậu phụ khô có chứa chất độc hại

Phát hiện các hóa chất độc hại ngay trong nhà

Mỹ phẩm, đồ dùng nhà tắm có hóa chất độc hại

Sữa chua Trung Quốc chứa chất độc hại?

TPCN chứa chất độc hại: "Tây cấm ta vẫn dùng"

Clenbuterol (Spiropent, Ventipulmin) được biết đến là một amin giao cảm được sử dụng cho người bị chứng rối loạn hô hấp như là một loại thuốc thông mũi và thuốc giãn phế quản. Những người có rối loạn hô hấp mạn tính như hen suyễn sử dụng chất này như một thuốc giãn phế quản để làm cho việc thở dễ dàng hơn. Thuốc phổ biến nhất có sẵn dưới dạng hydrochloride, hydrochloride các muối clenbuterol

Trước đây, tại nhiều nước, người ta bổ sung Clenbuterol vào thức ăn chăn nuôi để nuôi lợn, gà, vịt, bò,… nhằm kích thích sinh trưởng, tăng tỷ lệ nạc, làm giảm chi phí thức ăn chăn nuôi. Clenbuterol là loại chất kích thích tuyến thượng thận, điều tiết sinh trưởng động vật, thúc đẩy quá trình phát triển cơ bắp và tác dụng phân giải lipid. Những con lợn được trộn thức ăn có chứa Clenbuterol sẽ có tỷ lệ thịt nạc nhiều hơn thịt mỡ. Tại Trung Quốc người ta đã phát hiện những người chăn nuôi lợn cho chất này vào thức ăn gia súc để sản xuất thịt lợn siêu nạc.

Cảnh giác với thịt lợn siêu nạc chứa chất độc hại.

Tuy nhiên, dư lượng Clenbuterol trong các loại thịt gia súc, gia cầm đã được một số nước phát hiện. Clenbuterol gây độc cho cơ thể. Khi bị nhiễm Clenbuterol sẽ làm cho cơ thể tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, run cơ, co thắt phế quản, phù nề, liệt cơ.

Ở Tây Ban Nha, vào năm 1994, 140 người đã nhập viện sau khi ăn phải thịt heo bị nhiễm Clenbuterol. Họ bị chóng mặt, tim đập nhanh, khó thở, run tay và nhức đầu. Ở Trung Quốc vào tháng 9/2006, 330 người ở Thượng Hải bị ngộ độc do ăn thịt heo siêu nạc; Tháng 2/2009, hơn 70 người ở Quảng Đông bị ngộ độc khi ăn lòng heo có dư lượng Clenbuterol.

Vào thập niên 80, các nước Châu Âu đã cấm sử dụng Clenbuterol vào thức ăn gia súc; Năm 1990 Mỹ cũng cấm đưa chất này vào thức ăn chăn nuôi; Năm 2011 Trung Quốc đã tổ chức chiến dịch kéo dài 1 năm nhằm truy quét thức ăn chăn nuôi có chứa Clenbuterol.

Ở Việt Nam, năm 2002, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ra Quyết định cấm sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng Clenbuterol trong sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

Bốn đặc điểm nhận biết thịt siêu nạc có hóa chất:
1. Xem lớp mỡ bên dưới da miếng thịt, nếu lớp mỡ mỏng và lỏng lẻo nên tránh. Thông thường lợn siêu nạc được ăn hóa chất nên lớp mỡ mỏng hẳn đi, có khi dày chưa đến 1cm, trong khi lớp mỡ của thịt lợn bình thường khoảng 1,5 - 2cm.
2. Nhìn màu sắc: Thịt lợn có chứa các độc chất clenbuterol và ractopamine thường có màu đỏ tươi khác thường, sáng và bóng.
3. Thái miếng thịt ra từng đoạn dày bằng 2-3 ngón tay, nếu thấy thịt mềm, không đứng thẳng được trên bàn rất có thể thịt đã nhiễm chất tăng trọng.
4. Quan sát xem chỗ liên kết giữa phần nạc và mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời, có nước dịch màu vàng rỉ ra, chắc chắn đó là thịt siêu nạc.
Vi Dũng H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp