- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Làm thế nào để giữ trẻ an toàn, khỏe mạnh tại nhà trong mùa Hè năm nay?
Trẻ ở nhà thì hiếu động, đến trường lại nhút nhát, có phải bị tự kỷ?
Nguy hiểm rình rập bé yêu ngay trong ngôi nhà thân thuộc
Ở nhà một mình - không quá nguy hiểm!
Làm thế nào để không bị mất tập trung khi học online?
Cân nhắc kỹ tình huống và độ tuổi của trẻ
Theo Bệnh viện Quốc tế Mỹ (TP.HCM), trước khi để con ở nhà một mình, cha mẹ cần trả lời một số câu hỏi như:
- Trẻ đã đủ lớn để ở nhà một mình chưa?
- Trẻ có thể nói chuyện, gọi điện thoại, tự mở - khóa cửa và nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm không?
- Trẻ có thể tự sơ cứu khi bị thương không?
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Chống Bạo hành Trẻ em Vương quốc Anh (NSPCC), cha mẹ và người chăm sóc tuyệt đối không được để trẻ dưới 5 tuổi ở nhà một mình. Trẻ dưới 12 tuổi không nên ở một mình trong thời gian dài (quá 4 tiếng vào ban ngày). Trẻ từ 13-16 tuổi không nên ở nhà một mình qua đêm. Cha mẹ cũng không nên để trẻ dưới 9 tuổi trông em nhỏ hơn khi người lớn không ở nhà.
Dạy trẻ các kỹ năng cần thiết để ở nhà một mình
Trẻ ở nhà một mình cần biết gọi điện thoại tới số khẩn cấp của cha mẹ
Khi trẻ bước vào tuổi mầm non, cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ các kỹ năng sống quan trọng dưới dạng các bài học, câu chuyện nhỏ hàng ngày:
- Dạy trẻ sử dụng điện thoại/thiết bị liên lạc để gọi cho người thân trong gia đình và không nhận các cuộc gọi từ người lạ. Số điện thoại của cha mẹ và các đầu số khẩn cấp (113, 114, 115) cũng cần được dán tại vị trí trẻ dễ dàng nhìn thấy.
- Giữ khoảng cách an toàn với người lạ: Trong trường hợp để con ở nhà một mình, phụ huynh cần dặn các bé tuyệt đối không mở cửa cho người khác khi chưa có sự đồng ý của bố mẹ.
- Kỹ năng thoát hiểm trong trường hợp có hỏa hoạn.
- Kỹ năng sơ cứu khi bị thương nhẹ.
- Kêu cứu, tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người có thể tin tưởng khi bị tấn công, đe dọa.
Loại bỏ các yếu tố nguy hiểm trong nhà
Để trẻ an toàn khi ở nhà, bệ cửa có độ cao an toàn, được rào chắn chắc chắn
Cha mẹ hãy yêu cầu trẻ khóa trái cửa và ở trong nhà, tuyệt đối không nói với người lạ là mình đang ở nhà một mình. Trẻ không được mở cửa cho người lạ hay ra khỏi nhà với bất kỳ ai.
Ngay với trẻ lớn, những vật dụng như ổ điện, bếp, diêm, kéo, dao, thuốc… luôn là mối nguy hiểm tiềm tàng khi trẻ ở nhà một mình. Cha mẹ cần cho trẻ biết mức độ nguy hiểm của chúng và cất kỹ những vật dụng không cần thiết. Ví dụ, cha mẹ có thể chuẩn bị sẵn thức ăn nhẹ cho con trong thời gian mình ra ngoài, đề phòng trường hợp trẻ sử dụng các dụng cụ nhà bếp.
Gia đình ở nhà cao tầng, chung cư cần lắp đặt rào chắn, lưới an toàn để bảo vệ con khỏi các sự cố đáng tiếc. Cửa kính cần có song sắt ngang, khung chắn để đảm bảo trẻ không bị ngã. Bậu cửa sổ cao tối thiểu 1m, lan can ban công phải cao tối thiểu 1,3m. Nếu nhà ở chưa đảm bảo các yếu tố an toàn trên, bạn không nên để trẻ nhỏ ở nhà một mình mà không có người trông.
Liên tục kiểm tra, theo dõi
Với gia đình có lắp camera hoặc hệ thống giám sát, hãy kiểm tra liên tục để có kịp thời nhắc nhở trẻ. Phụ huynh cũng nên dặn trẻ gọi điện thoại báo cáo sau khi thực hiện các nhiệm vụ bố mẹ giao như ăn sáng, đánh răng, hoàn thành bài tập… hoặc liên tục theo giờ.
Bảo vệ trẻ trên không gian mạng
Khuyến khích trẻ thực hiện các sở thích lành mạnh và sử dụng Internet an toàn
Trong thời gian ở nhà chống dịch, trẻ vẫn cần sử dụng Internet để học, kiểm tra trực tuyến hoặc giải trí. Nếu không được người lớn giám sát, trẻ rất dễ tiếp xúc với những nội dung độc hại trên mạng. Phụ huynh cần thống nhất với trẻ các quy định sử dụng Internet phù hợp với độ tuổi của con.
Cha mẹ, người lớn cũng cần tuyệt đối tránh tư tưởng “trông trẻ” bằng điện thoại thông minh, máy tính bảng, tivi. Hãy tạo cho trẻ một thời gian biểu lành mạnh với các nhiệm vụ như vẽ tranh, đọc sách… để giữ trẻ bận rộn, hạn chế thói quen sử dụng thiết bị điện tử không cần thiết.
Bình luận của bạn