Cha mẹ cần làm gì để trẻ bị sốt virus nhanh khỏi?

Khi trẻ sốt cao trên 39 độ C cần đưa trẻ đến cơ sở y tế

Những dấu hiệu nhận biết trẻ sốt virus

Phòng tránh sốt virus cho trẻ như thế nào?

Trẻ bị sốt virus có nên truyền dịch?

Nhận biết trẻ sốt virus để phân biệt với sởi

Biểu hiện khi trẻ bị sốt virus

Sốt cao: Thân nhiệt nóng, sốt cao, nhiệt độ trên 38,5 độ hoặc cao hơn như 40, 41 độ C với cảm giác khi nóng, khi lạnh kèm theo hiện tượng co giật...

Đau đầu: Cảm giác mệt mỏi, choáng váng, đau đầu dữ dội ngoài ra còn kèm theo các cảm giác đau nhức toàn thân, cơ thể mệt mỏi, nặng nề.

Có biểu hiện liên quan tới đường hô hấp: Viêm họng, họng đỏ, có thể sưng tấy, ho, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục.

Nôn: Trẻ có thể bị nôn sau khi ăn hoặc sau khi bú mẹ 

Trẻ bị sốt virus có thể bị sốt cao và phát ban

Viêm hạch: Do bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp nên trẻ có thể xuất hiện các hạch ở vùng đầu, cổ, nách...

Phát ban: Xuất hiện 2 hoặc 3 ngày sau khi sốt, trên da nổi những nốt ban nhỏ li ti

Rối loạn đường tiêu hóa: Trẻ có đi ngoài phân lỏng, nhầy...

Điều trị sốt virus cho trẻ thế nào?

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai: "Kháng sinh không có hiệu quả điều trị sốt virus. Trẻ đã bị sốt cao liên tục trong nhiều ngày, cơ thể đã mệt mỏi nay lại uống thêm kháng sinh, sức đề kháng càng giảm. Có trẻ còn bị tác dụng phụ của kháng sinh gây đi ngoài... sức khỏe càng yếu, khiến sốt càng kéo dài. Vì thế, điều quan trọng là dùng thuốc hạ sốt và bổ sung thêm nước (nước trái cây, dung dịch oresol...). Lưu ý, nhiều trường hợp, trẻ mới dùng thuốc hạ sốt được 2 - 3 tiếng đã tái sốt lại thì không cho trẻ uống tiếp thuốc hạ sốt mà cần chườm khăn ấm vào bẹn, nách, trán... Nếu trẻ kèm theo triệu chứng sổ mũi nhiều thì cần rửa nước muối sinh lý hàng ngày giúp mũi thông thoáng. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sỹ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao".

Nếu trẻ sốt cao thì cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt

Ngoài ra, cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, nên cho trẻ ăn loãng như cháo, súp, uống nhiều nước, nước lọc, nước hoa quả như cam, chanh... Vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho trẻ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín.

Khi nào nên đưa trẻ đến cơ sở y tế 

Khi trẻ có một trong những dấu hiệu sau thì cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm nhất có thể:

- Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không hiệu quả.

- Trẻ lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, sốt tăng dần, buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày...

Sốt virus dễ gây thành dịch nên khi trẻ bị nhiễm bệnh, cần cách ly và giữ ấm. Khi trẻ bị ốm, không nên cho đến trường. Để phòng bệnh trong thời điểm chuyển mùa, cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cho trẻ uống nhiều nước hàng ngày và chú ý mặc quần áo theo thời tiết. Vì thời điểm này, về đêm khuya và sáng sớm đã hơi se lạnh, trong khi buổi trưa lại nắng gay gắt, nên cần điều chỉnh quần áo cho trẻ thường xuyên, vừa phòng nguy cơ nhiễm lạnh, vừa phòng nguy cơ đổ mồ hôi cũng gây cảm lạnh cho bé.

Tăng cường sức khỏe miễn dịch là cách tốt nhất để phòng sốt virus cho trẻ. Theo đó, cha mẹ hãy lựa chọn thêm một sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung phù hợp cho hệ miễn dịch của trẻ. Đừng quên tham khảo thêm ý kiến tham vấn trực tiếp của chuyên gia y tế trước khi quyết định.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ