Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh: Dễ mà khó

Chăm sóc rốn cho trẻ là việc rất quan trọng

Cuống rốn thế giới trong tay người Việt

Máu cuống rốn mang lại hy vọng cho bệnh nhân bại não

Hàng trăm mẫu tế bào gốc máu cuống rốn được lưu trữ miễn phí

Ngân hàng máu cuống rốn thứ 5 của Việt Nam

Bé nhiễm trùng rốn do mẹ chăm sai cách

Hàng năm, có rất nhiều trẻ bị nhiễm trùng rốn. Một số trường hợp rất nặng, khó điều trị và để lại di chứng như nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ, vàng da mà nguyên nhân là do trẻ chưa được chăm sóc rốn đúng cách.

Nữ hộ sinh Nguyễn Thị Mỹ Linh – Bệnh viện Hùng Vương, TP.HCM, cho biết một số sai lầm phụ huynh thường mắc phải khi chăm sóc rốn cho trẻ là không dám đụng vào rốn, chờ đến khi trẻ rụng rốn mới đụng đến, mang băng rốn quá kín, kéo dài 2 – 3 tháng mới mở ra... Những thói quen này đã ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.

Ngoài băng kín rốn, nhiều mẹ khi thấy rốn của con gần rụng, chỉ còn dính một phần nhỏ với cuống rốn đã tự ý giật hoặc cắt bỏ.  Một số bà mẹ còn tự ý bôi thuốc, đắp lá... lên rốn với hy vọng giữ vệ sinh  cho rốn và làm rốn mau rung. Tuy nhiên các cách làm này của mẹ có thể gây nguy hiểm cho bé. 

Chăm sóc rốn đúng cách như thế nào?

Chăm sóc rốn cho trẻ là là một quá trình liên tục, phải làm ngay sau khi sinh đến khi rụng rốn, lên sẹo khô. Khi chăm sóc rốn cho bé, mẹ phải chú ý theo dõi các bất thường của rốn. Trong từng hoàn cảnh cụ thể, việc chăm sóc rốn sẽ được thực hiện như sau:

Hàng ngày mẹ nên rửa rốn bằng dung dịch cồn 70 độ với bông sạch. Để thoáng, không băng rốn sau khi mở kẹp uốn, dùng bông sạch tẩm cồn 70 độ lau nhẹ nhàng từ đầu xuống chân rốn. Lặp lại như trên 2 - 3 lần. Sát trùng rộng da xung quanh rốn 3cm. Nên chú ý, việc tắm, lau người, chăm sóc rốn cho trẻ không ảnh hưởng đến rốn nhưng phải để nó khô thoáng sau chăm sóc.

Đừng nôn nóng khi rốn bé không rụng vào thời điểm dự tính. Thời gian rụng rốn ở mỗi bé là rất khác nhau, vì vậy các mẹ không nên dùng tay kiểm tra hoặc giật dây rốn lên. Đến khi cuống rốn rụng, các mẹ có thể phát hiện một chút máu trên tã, điều này là bình thường nên đừng vì quá lo lắng mà dùng các loại thuốc bôi hay rắc vào rốn bé nếu không có chỉ định của bác sỹ. Nếu cảm thấy lo lắng vì dây rốn của bé chậm rụng hơn bình thường, bạn có thể đưa bé đến bệnh viện để khám.

Lưu ý khi chăm sóc rốn cho bé, cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ, điều dưỡng viên, theo dõi thường xuyên để phát hiện và xử trí sớm các trường hợp bất thường, tránh biến chứng không đáng có.

Rốn của trẻ thường rụng sau sinh 5 - 15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng do mẹ thường xuyên dùng các chất sát trùng, do một số bệnh ở rốn hoặc do rốn bị nhiễm trùng. Trẻ bị nhiễm trùng cuống rốn có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.  
Gia Hân H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ