Trẻ bị bắt nạt thường có tính cách nhút nhát, bị động, thân hình nhỏ bé và yếu đuối
Trẻ sơ sinh nhẹ cân dễ bị bạn bắt nạt sau này?
Trẻ tăng động giảm chú ý thường bị bạn bắt nạt
Trẻ bị bắt nạt, già sức khỏe kém
Mẹ cần làm gì khi bé thò lò mũi xanh?
Mỗi ngày, Seth 10 tuổi đều xin tiền ăn trưa từ mẹ, nhưng khi về nhà, bố của Seth nhận ra con bị đói. Hóa ra, con đã bị một học sinh lớp trên bắt nạt bắt đưa hết tiền nếu không sẽ dọa đánh. Kayla 13 tuổi, nghĩ mọi thứ ở trường sẽ diễn ra tốt đẹp, nhưng bé không ngờ, con bị một nhóm học sinh cùng trường chặn đường và bắt nạt. Rất nhiều trường hợp khác nữa, các con sau khi bị bặt nạt sẽ cảm thấy cô đơn, sợ hãi, bối rối, buồn bã. Những kẻ bắt nạt có thể đánh, đá, xô đẩy hoặc dùng những lời lẽ trêu chọc, xua đuổi con.
Cách nào giúp trẻ tự bảo vệ mình và đối phó với những kẻ bắt nạt đó?
Bắt nạt là một hành vi dùng lời nói hoặc hành động tác động vào tâm lí, khiến làm tổn thương cảm xúc của trẻ. Điều quan trọng là khi bị bắt nạt, nếu trẻ không nghiêm túc và tỏ ra cứng rắn với những kẻ bắt nạt và không thoát khỏi tình trạng này, trẻ bị bắt nạt có thể dẫn tới những hành vi tiêu cực, thậm chí là tự tử và làm hại bản thân.
Trẻ bị bắt nạt vì nhiều lý do. Có thể đơn giản là những người lớn xấu thấy các con có cảm xúc và thể chất yếu, hoặc có những hành động đặc biệt, thường bị trêu chọc và bắt nạt. Khi con nói với bạn về những người bắt nạt hay bạn thấy các vết bầm tím, hoặc bị thương, bạn cần bình tĩnh và chia sẻ với con.
Hãy thật bình tĩnh và chia sẻ, hỗ trợ khi con bị bắt nạt
Nếu còn nói với bạn về việc bị bắt nạt, bạn cần bình tĩnh lắng nghe, hỗ trợ con. Trẻ em thường không muốn nói với người lớn về việc bị bắt nạt vì chúng cảm thấy bối rối và xấu hổ với những gì đang diễn ra, chúng sợ bố mẹ sẽ tức giận, nổi nóng. Đôi khi, còn cảm thấy như đó là lỗi của chúng, đôi khi còn lại sợ hãi và nghĩ rằng khi nói chuyện, mọi thứ sẽ tồi tệ hơn. Những lúc này, bạn nên ôm con, lắng nghe con, thật bình tĩnh an ủi để con bớt sợ và đưa cho con những lời khuyên để giải quyết.
Những lời khuyên cho con:
Đừng cho kẻ bắt nạt một cơ hội:
Hãy tránh kẻ bắt nạt càng xa càng tốt. Dĩ nhiên bạn không thể khuyên con nên né tránh hoặc bỏ học. Nhưng nếu có thể thì hãy đi đường khác để tránh xa chúng ra. Và đặc biệt, khuyên con không nên đi một mình mà dù ở trường, đi xe buýt hay đi đâu đều nên rủ thêm một vài bạn khác đi cùng.
Hãy dũng cảm và tỏ ra can đảm:
Khi sợ ai đó, con sẽ cảm thấy không đủ can đảm. Nhưng hãy động viên con, chỉ cần tỏ ra can đảm, kẻ bắt nạt sẽ phải suy nghĩ lại. Hướng dẫn con cách đứng thẳng và nhìn vào mắt người bắt nạt, tỏ ra rằng: "Tôi không sợ".
Phớt lờ kẻ bắt nạt
Nếu có thể, hãy khuyên con cố hết sức để bỏ qua những lời đe dọa, Coi như không nghe thấy và đi nhanh đến một nơi an toàn. Những kẻ bắt nạt muốn thấy con của bạn xúc động mạnh trước những lời trêu chọc và hành động của chúng. Hãy khuyên con bạn làm như thể con không để ý và không quan tâm giống như không có một cảm xúc nào, và điều này có thể làm chấm dứt hành động của kẻ bắt nạt.
Tự bảo vệ bản thân
Hướng dẫn con can đảm và tự tin, nói với kẻ bắt nạt "Không! Đủ rồi! Sao bạn lại trêu chọc tớ?". Nhìn thẳng vào mắt kẻ bắt nạt rồi bước đi. Nếu bạn làm những gì kẻ bắt nạt bảo thì dường như chúng sẽ tiếp tục bắt nạt bạn. Những kẻ bắt nạt có khuynh hướng bắt nạt những người không thể tự bảo vệ mình.
Nói với những người lớn
Hãy để những người ở trường (Hiệu trưởng, giám thị trường học, hoặc giáo viên) biết về tình hình. Họ sẽ theo dõi thường xuyên và ngăn chặn được vấn đề.
Khuyến khích con hãy dũng cảm và tự tin là chính mình, giúp trẻ mạnh mẽ và khôi phục lại niềm tin về cuộc sống là cách giúp con vượt qua nỗi sợ hãi. Đặc biệt, luôn để trẻ hiểu rằng, bố mẹ luôn bên cạnh và bảo vệ con. Bạn nên lựa chọn một sản phẩm thực phẩm chức năng phù hợp để chăm sóc cơ thể, nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho con. Khi con khỏe tinh thần, khỏe thể chất, sẽ không còn ai dám bắt nạt con nữa.
Bình luận của bạn