Những sai lầm của cha mẹ khiến trẻ bị bệnh hô hấp

Trẻ bị ốm nhiều khi là do cách chăm sóc của cha mẹ chưa đúng cách!

Ngăn ngừa viêm đường hô hấp cho trẻ không dùng kháng sinh

Hiểu con, hiểu từ hơi thở!

ImmuneGamma - bí mật triệu đô tiết lộ từ nhà nước Liên Xô

Cách chế biến bí ngô chữa bệnh đường hô hấp

Trẻ viêm đường hô hấp hàng loạt vì nắng nóng đầu hè

Hút thuốc lá

Những người hút thuốc lá có nhiều thông số chức năng thông khí thay đổi, trong đó thể tích khí thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1) giảm rất nhiều. Đặc biệt, khói thuốc làm giảm sự phát triển của phổi và gây viêm tổ chức phổi ở trẻ nhỏ và thiếu niên biểu hiện bằng tốc độ tăng FEV1 chậm lại.

Thuốc lá là nguyên nhân không những gây ung thư phổi mà nó còn gây ra nhiều bệnh phổi khác nữa như: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn…

"Nhốt" bé trong nhà

Đưa bé ra ngoài hít thở không khí trong lành (cho dù là mùa lạnh) thực sự có ích cho bé. Bé không chỉ được tăng miễn dịch tự nhiên mà còn ngủ tốt hơn, tăng cảm giác ngon miệng, cải thiện tâm trạng. Nếu trẻ quá ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài, lúc nào cũng được giữ ở nhà thì đến tuổi đi học nhà trẻ, mẫu giáo... trẻ sẽ dễ mắc bệnh hô hấp hơn các trẻ được tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài.

Không nên nhốt bé trong nhà một mình mỗi khi ốm

Nguyên nhân là do trẻ chưa có miễn dịch với các loại virus, vi khuẩn gây bệnh trong môi trường. Tuy nhiên với những bé sơ sinh (nhất là bé sơ sinh nhẹ cân) thì bạn không nên đưa con ra ngoài khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 15 độ C. Khi trời mưa phùn, gió mùa hoặc khi bé bị sốt, bạn cũng không nên cho bé ra ngoài bởi bé dễ mắc bệnh hô hấp khi trời lạnh quá hoặc do không khí ẩm ướt.

Tốt nhất chỉ nên cho bé ra ngoài khi trời không quá lạnh và không khí khô ấm.

Cho trẻ nhịn tắm khi bị ốm

Khi trẻ bị sốt cao, nhiều ông bố, bà mẹ lâu nay vẫn nghĩ rằng: Trẻ đang bị sốt không nên tắm. Thực tế đây là một suy nghĩ sai lầm.

Theo các bác sỹ chuyên khoa nhi, trẻ càng sốt cao càng cần phải tắm. Tắm cho bé cũng góp phần làm bé hạ sốt. Tuy nhiên phải biết tắm cho trẻ đúng cách. Phải chọn chỗ tắm kín gió, nước vừa đủ ấm, tắm từng phần chứ không cởi hết quần áo trẻ ra tắm một lần. Tắm xong phần nào nên lau khô cho trẻ ngay phần ấy, quấn khăn vào càng tốt. Xong hết thì thay quần áo cho sạch sẽ.

Lúng túng khi trẻ bị sốt, ho

Khi trẻ sốt, bạn nên cho trẻ uống càng nhiều nước càng tốt, mỗi lần uống từng ít một. Không nên vội vàng cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt (trừ khi trẻ sốt trên 38 độ C). Hãy dùng khăn nhúng vào nước ấm, vắt khô, thường xuyên lau, chườm cho trẻ.

Dùng túi chuyên dụng hoặc khăn để chườm mát cho bé

Khi trẻ ho, bạn không nên tự mua thuốc giảm ho cho bé vì phản xạ ho sẽ không thể thực hiện, trẻ không tống được chất đờm trong phế quản ra ngoài sẽ dễ bị bệnh nặng hơn. Chỉ nên cho trẻ uống các loại thuốc ho được bào chế từ dược liệu đơn giản, phù hợp để làm thông thoáng đường thở (luôn hỏi bác sỹ trước khi cho trẻ uống). Cũng có thể cho trẻ ăn húng chanh hấp mật ong, lá diếp cá hay các bài thuốc dân gian, trẻ sẽ giảm ho một cách tự nhiên.

Khi trẻ sổ mũi mà còn quá bé, không tự hỉ mũi được, mẹ nên làm thông thoáng mũi bằng cách nhỏ dung dịch nước muối có bán ở các hiệu thuốc tân dược (nhớ nói rõ độ tuổi của con để có được loại phù hợp), dùng dụng cụ hút mũi để hỗ trợ cho bé.

Khi nào bệnh nặng mới uống thuốc

Đây là suy nghĩ sai lầm. Bạn có thể xác định không uống thuốc từ đầu, nhưng nếu có ý đinh dùng thuốc chống cảm lạnh/cúm thì nên uống ngay khi vừa bị bệnh. Bởi vì, khi bệnh kéo dài một thời gian rồi, cơ thể sẽ bắt đầu sản sinh kháng thể chống lại virus cảm lạnh/cúm. Nếu lúc này uống thuốc cảm, những kháng thể mới hình thành sẽ bị tác dụng của thuốc làm yếu đi, thậm chí bị tiêu diệt, trong khi mầm bệnh vẫn tồn tại.

Ngay khi trẻ bị bệnh, bạn nên sử dụng các loại thuốc mà bác sỹ kê toa

Vaccine phòng cúm gây bệnh

Các vaccine phòng cúm luôn đi đôi với các tác dụng phụ không mong muốn. Vì khi tiêm vaccine phòng cúm sẽ gây gây đau đầu, sốt, buồn nôn nên nhiều người nghĩ vaccine phòng cúm khiến cơ thể bị bệnh. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này không kéo dài lâu. Tiêm phòng cúm khiến virus cúm không thể hoạt động hoặc chết đi nên có tác dụng tốt trong phòng bệnh.

Đưa trẻ đi bệnh viện quá muộn

Theo nghiên cứu gần đây, cơn ho khi bị cảm lạnh thường kéo dài 17-18 ngày. Bạn đừng quá lo lắng khi bé ho hơn một tuần mà không khỏi, bởi nó có thể kéo dài hơn bạn nghĩ. Trường hợp con bạn thở khò khè, nghẹt thở, khó thở, ho ra máu hoặc nuốt khó, đến bệnh viện là điều cần thiết. Nhưng nếu chỉ ho bình thường thì không sao, điều đó thể hiện bạn sắp khỏi cảm lạnh. Đối với các trường hợp trẻ thở nhanh và gấp nhưng vẫn tỉnh táo, có thể đưa trẻ đi khám ở các phòng khám, bệnh viện, sau đó điều trị ngoại trú ở nhà và theo dõi chặt chẽ, khoảng 2 ngày sau thì khám lại.

H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ