Hệ lụy của “cuộc cách mạng” sản xuất thức ăn cho cá

1/2 lượng cá được tiêu thụ hiện nay không có nguồn gốc tự nhiên

Thuỷ hải sản nào trẻ nên và không nên ăn?

Hải sản, ăn uống... và TPCN mà vẫn thiếu testosterone

Sau sinh có nên ăn thủy hải sản?

Ăn nhiều hải sản dễ bị gan nhiễm mỡ

Thay đổi giá trị dinh dưỡng

Trong những năm gần đây, ngành nuôi cá đang tăng cường sử dụng các loại thức ăn cho cá có nguồn gốc thực vật, điều này có thể ảnh hưởng tới giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của các loại hải sản, theo phân tích mới của các nhà nghiên cứu của Viện Đại học Johns Hopkin (Mỹ). Phát hiện này được công bố trên tạp chí Môi trường Quốc tế.

Nguồn thức ăn của các loại cá bị thay đổi sẽ ảnh hưởng tới môi trường nuôi cá và thay đổi giá trị dinh dưỡng của chúng

Hiện nay, có tới 50% số lượng thủy hải sản được tiêu thụ trên thị trường Mỹ là xuất phát từ ngành nuôi cá. Ngành nuôi cá từng được coi như một trong những ngành phát triển nhanh nhất ở Mỹ, vượt qua cả chăn nuôi bò và các loại gia cầm.

Trong khi cá hoang dã tự tìm kiếm các loại thức ăn (từ những loại cá nhỏ hơn hoặc các loại cá ăn thịt) thì các loại cá thâm canh lại được cho ăn thức ăn chế biến sẵn.

Thức ăn cho cá được sản xuất từ thực vật

Từ trước đến nay, nguồn thức ăn được sử dụng để nuôi cá  là bột cá và dầu cá tự nhiên. Song, số lượng cá nuôi đang ngày càng tăng và số lượng thức ăn chăn nuôi ngày càng ít đi. Do đó, ngành nuôi cá đã thay đổi nguồn thức ăn nuôi cá. Chằng hạn, họ đã sử dụng bột đậu tương để làm thức ăn cho thủy hải sản từ năm 2008 đến nay, và việc sử dụng các thành phần thức ăn thực vật dự kiến sẽ gia tăng 124% từ năm 2008 đến năm 2020.

Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?

“Cá nuôi có nguồn acid omega – 3, EPA, DHA nhờ nguồn thức ăn của chúng, đặc biệt là từ dầu cá”, Tiến sỹ Jillian Fry, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết. “Chúng tôi nhận thấy rằng việc tăng các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật có thể làm thay đổi hàm lượng acid béo có trong cá nuôi, từ đó ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng của con người.”

Cá nuôi có giá trị dinh dưỡng kém hơn cá hoang dã

Acid béo omega-3 có trong cá vốn được biết đến nhờ việc thúc đẩy cải thiện sức khỏe tim mạch và cải thiện hệ thần kinh. Việc sử dụng các loại dầu thực vật thay vì dầu cá làm giảm hàm lượng acid béo của cá và hàm lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người.

Bên cạnh đó, các nguồn tài nguyên khác (như đất, nước và phân bón được sử dụng để nuôi trồng thức ăn cho cá) cũng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường, thuốc trừ sâu, nước thải từ sản xuất công nghiệp.

Các nhà khoa học từ Đại học McGill, Đại học Minnesota (Mỹ) cũng đã tiến hành nghiên cứu ước tính ảnh hưởng môi trường từ 5 loại cây trồng hàng đầu được sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. Theo đó, tùy thuộc vào địa điểm và cách thức nuôi trồng thức ăn cho cá, sức khỏe của người lao động, người dân sống ở cộng đồng lân cận cũng gián tiếp bị ảnh hưởng do tiếp xúc với không khí, nước hoặc đất bị ô nhiễm.

Ngành nuôi cá cần tìm ra phương pháp thay thế bền vững hơn

Theo tiến sỹ Jillian Fry, các loại cá nuôi cần được theo dõi kỹ càng hơn, đặc biệt về hàm lượng dinh dưỡng. Ngành nuôi trồng thủy hải sản cũng cần đánh giá lại ảnh hưởng của môi trường và những tác động của các thành phần thức ăn cho cá đối với sức khoẻ, đồng thời tìm ra phương pháp thay thế bền vững hơn.

Hoài Thương H+ (Theo Sciencedaily)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng