Sau đây là những vấn đề quan trọng mà bạn cần nắm bắt khi kiểm tra khả năng nhìn của con.
1. Nhìn ánh sáng
Những luồng ánh sáng có khả năng thu hút trẻ sơ sinh. Vào ban đêm, trẻ có xu hướng nhìn về phía bóng điện đang chiếu sáng trong phòng. Bạn có thể dùng những bóng đèn nhiều màu để trang trí trong phòng ngủ của trẻ và quan sát xem liệu con bạn có bị thu hút bởi ánh sáng hay không. Những màu sắc có tông sáng và những loại đồ chơi sặc sỡ cũng kích thích thị giác của bé. Do đó, hãy dùng chúng để chơi đùa cùng con. Nếu bé thích thú với đồ chơi chứng tỏ thị lực của chúng đang phát triển tốt.
2. Những chuyển động của mắt
Phản xạ của mắt là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá thị lực của trẻ. Bạn hãy thử di chuyển các nguồn sáng hoặc những đồ chơi có màu sắc từ hướng này sang hướng khác. Trẻ biết chuyển động mắt theo hướng di chuyển của đồ vật đồng nghĩa với việc mắt của chúng có phản xạ tốt.
3. Nhận biết gương mặt
Từ khoảng 6 đến 9 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu biết lạ, quen và nhận ra những gương mặt thân thuộc với chúng. Nếu con bạn khóc to khi bạn đi ra khỏi phòng hoặc không muốn chơi cùng với người lạ, đây là dấu hiệu cho thấy thị lực của trẻ đã phát triển ổn định.
4. Phản ứng với âm thanh
Khi bạn tạo ra tiếng động, trẻ có quay đầu về hướng âm thanh phát ra? Câu trả lời cho vấn đề này sẽ khẳng định được hai điều quan trọng: thứ nhất, bé nhà bạn có thể nghe tốt và thứ hai, bé đang cố nhìn xem nguyên nhân phát ra âm thanh là từ đâu.
5. Kiểm tra mắt cho trẻ tại bệnh viện
Nếu cảm thấy trẻ có những bất thường trong vấn đề thị lực như mắt bị lé, mại hay chuyển động chậm, bạn cần đưa bé đến bệnh viện nhi để kiểm tra ngay. Một cuộc kiểm tra mắt sẽ giúp xác định rõ rắc rối về mắt mà con bạn đang gặp phải. Khi đó, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và lựa chọn những biện pháp điều trị thích hợp nhằm hạn chế thấp nhất tổn thương về thị lực có thể xảy ra cho bé.
Bình luận của bạn