Vì sao ăn nhiều chất xơ cũng không hết táo bón?

Chất xơ không phải lúc nào cũng tốt với bệnh nhân táo bón

Yếu tố tâm lý cũng khiến trẻ bị táo bón

Tác hại không ngờ khi ăn quá nhiều chất xơ

Hấp thụ chất xơ trong rau củ sống và nấu chín

Nên ăn bao nhiêu chất xơ mỗi ngày?

Vì sao bệnh nhân đái tháo đường nên ăn chất xơ?

Đó là trường hợp của Tammy Cherry, 41 tuổi, ở Anh. Ban đầu, với những triệu chứng như đổ mồ hôi, đau dạ dày, tê…, các bác sỹ cho rằng Tammy bị viêm ruột thừa, song khi chụp chiếu, họ đã chẩn đoán Tammy bị táo bón.

Ở Anh, có khoảng 2 triệu người phải sống chung với chứng táo bón. Năm 2014, ở Anh đã có 666.287 người phải nhập viện vì chứng bệnh này.

“Tôi đã cố ăn nhiều trái cây và những loại thực phẩm giàu chất xơ – giống như những lời khuyên tôi từng nhận được trong nhiều năm qua. Nhưng thật không may, nó không có hiệu quả”, Tammy nói.

Thông thường, chứng táo bón có thể được loại bỏ bằng cách ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, tập thể dục và uống thuốc nhuận tràng. Song, đối với một số người, những phương pháp này không những không có hiệu quả mà còn gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.

Ước tính, có khoảng 15-30% trường hợp táo bón không phải do chế độ ăn uống ít chất xơ mà do dạ dày tiêu hóa chậm chạp. Khi đó, tình trạng táo bón không giảm, ngay cả khi bạn uống thuốc nhuận tràng hay ăn nhiều chất xơ. Ăn nhiều chất xơ trong trường hợp này thậm chí có thể gây tắc nghẽn ruột.

“Các bác sỹ không phải lúc nào cũng nhận ra rằng chứng táo bón có thể xảy ra do hệ tiêu hóa hoạt động chậm”, giáo sư Julian Walters – chuyên gia về Tiêu hóa tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Imperial (Anh) nói.

Thông thường, chất xơ có thể giúp làm mềm phân bằng cách tiếp nước và khiến chúng dễ dàng được đào thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, quá trình này bị điều chỉnh bởi tốc độ hoạt động của đường ruột, do đó chất thải có thể tích tụ trong ruột, gây đau và sưng.

Hệ tiêu hóa hoạt động chậm chạp cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón

Có nhiều lý do khiến đường ruột tiêu hóa chậm. Một trong những nguyên nhân là sự hao hụt của các hợp chất hóa học như serotonin. Serotonin có thể khiến các thụ thể trong thành ruột kích thích các cơn co thắt cơ bắp, từ đó đẩy chất thải ra khỏi cơ thể. Một khi các cơn co thắt ruột quá yếu, chất thải sẽ khó có thể đẩy ra khỏi cơ thể như bình thường.

Một số nguyên nhân khác có thể gây táo bón là sử dụng thuốc giảm đau opioid (như codein, co-codamol, tramadol). Những loại thuốc này không chỉ ảnh hưởng đến các thụ thể trong hệ thần kinh trung ương mà còn có thể ảnh hưởng đến các thụ thể trong đường ruột, khiến hoạt động của đường ruột chậm lại, thậm chí dẫn đến các vấn đề sức khỏe như suy giáp.

Chứng táo bón thường bắt đầu xuất hiện từ khi còn trẻ do hệ tiêu hóa hoạt động chậm, dinh dưỡng kém và thiếu nước.

Riêng trong trường hợp của Tammy, cô đã bị táo bón từ khi 10 tuổi. Cô thường chỉ đi cầu 1 lần/tuần. Đến khi 16 tuổi, số lần đi cầu thậm chí còn giảm xuống 3 tuần/lần. “Tôi cảm thấy bụng mình không ngừng phình to, cảm thấy buồn nôn và đau dạ dày”, Tammy chia sẻ.

Các bác sỹ đã chẩn đoán Tammy mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) – thuật ngữ chung của một loạt các triệu chứng đường ruột, bao gồm cả táo bón và tiêu chảy.

Tammie đã ăn nhiều chất xơ hơn, sử dụng thuốc nhuận tràng tích cực để làm mềm phân, kích thích niêm mạc ruột… Song cô vẫn thường xuyên bị táo bón. Các bác sỹ thường đưa ra lời khuyên cho cô là nên ăn nhiều chất xơ.

Kết quả là, cô đã phải nhập viện vào 2 năm trước. Chỉ đến khi tiến hành chụp chiếu, các bác sỹ mới phát hiện ra nguyên nhân thực sự. “Các chuyên gia tư vấn chẩn đoán dạ dày tôi hoạt động chậm, song tôi cần học cách sống chung với nó”.

Hoài Thương H+ (Theo Dailymail.co.uk)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa