- Chuyên đề:
- Tiêu hóa khỏe, trẻ ăn ngon
Bụng bé khỏe, mẹ thêm vui!
Vì sao bé luôn yếu bụng?
Những rắc rối của hệ tiêu hóa mà bé thường gặp phải
Những rắc rối của hệ tiêu hóa mà bé thường gặp phải
6 cách giúp hệ tiêu hóa "vận hành" tốt
Men tiêu hóa - Dùng không dễ
Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa là hơn 47% trong tổng số trẻ tới tư vấn và khám bệnh tại đây. Chỉ riêng thống kê tại Bệnh viện Nhi Trung Ương Hà Nội, tỷ lệ này lên tới 59% ở trẻ dưới 12 tháng tuổi và 40% ở trẻ từ 1 - 2 tuổi. Vì vậy, với các bà mẹ đang nuôi con nhỏ thường quan tâm rất nhiều việc làm sao để giúp bé tiêu hóa tốt hơn.
Mẹ cần cho bé ăn uống hợp vệ sinh, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, khi thời tiết thay đổi thất thường, mẹ cần tránh không cho bé chơi ngoài trời nắng hay dầm mưa. Việc tập thể dục đều đặn, giữ vệ sinh cơ thể, rửa tay thường xuyên, chăm sóc răng miệng... cũng giúp bé phòng tránh nhiều tác nhân gây bệnh.
Những thực phẩm dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ, các loại dinh dưỡng công thức phù hợp... phù hợp cho bụng bé lúc nhạy cảm. Mẹ nên bảo quản đồ ăn kỹ lưỡng, hạn chế lưu trữ đồ ăn qua nhiều ngày. Các bé được ăn chế độ phù hợp với lứa tuổi thường có xu hướng ít bị các chứng rối loạn hơn các bé ăn chế độ ăn không phù hợp lứa tuổi. Vì vậy các mẹ lưu ý, chỉ nên cho bé ăn dặm khi bé đã được 6 tháng tuổi trở lên.
Bổ sung các vitamin A, C, E có tác dụng chống oxy hóa, khiến cho các tế bào miễn dịch hoạt động bền vững. Thực phẩm giàu chất xơ có khả năng giữ và thanh lọc thức ăn trong hệ tiêu hóa, tách lấy năng lượng và dinh dưỡng, đẩy các chất thải ra bên ngoài dễ dàng. Uống nhiều nước cũng giúp nâng cao sức đề kháng khi thời tiết thay đổi.
Khi làm quen với món mới, mẹ nên cho trẻ ăn từ từ, từng ít một để hệ tiêu hóa của trẻ kịp làm quen. Nếu mẹ cho ăn số lượng nhiều ngay thì cơ thể trẻ sẽ khó hấp thu, dẫn đến: Nôn trớ, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy...
Đây là một trong những yếu tố chính giúp bé đối phó với các rối loạn đường tiêu hóa. Khoảng 70% - 80% hệ miễn dịch của con người được đặt tại đường ruột, do đó đường ruột khỏe mạnh là yếu tố cơ bản để tăng cường hệ miễn dịch. Hệ vi khuẩn đường ruột của bé bắt đầu hình thành với 2 loại: Vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi. Vi khuẩn có hại sẽ gây bệnh cho bé, thường gặp nhất là E.coli gây tiêu chảy. Các vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể chủ yếu theo đường ăn uống và tồn tại trong hệ tiêu hóa của bé. Ngược lại vi khuẩn có lợi là nhóm vi khuẩn lên men đường ruột, giúp chuyển hóa thức ăn tốt hơn và ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn gây bệnh.
Khi có sự cân bằng giữa hai nhóm vi khuẩn này (hoặc lợi thế nghiêng về vi khuẩn có lợi), bé sẽ được bảo vệ tránh những nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, giúp bé có sức đề kháng mạnh hơn để cơ thể phát triển toàn diện.
Ngoài ra, các mẹ cũng nên phòng ngừa bệnh chủ động bằng tiêm chủng vào những tháng đầu đời của bé. Bên cạnh đó, sử dụng những thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa và suy yếu hệ miễn dịch cũng là những điều cần thiết mà các mẹ nên làm.
Biết Tuốt H+
Bình luận của bạn