Vì sao bé luôn yếu bụng?

Hệ tiêu hóa của bé rất non yếu dễ gây ra rối loạn tiêu hoá

Những rắc rối của hệ tiêu hóa mà bé thường gặp phải

6 cách giúp hệ tiêu hóa "vận hành" tốt

Hiểu rõ bụng con, trọn tình cha mẹ

Lý giải nguyên nhân trẻ hay bị đau đụng

Chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản như thế nào?

Hệ tiêu hóa là nơi thực hiện việc tiêu hóa, hấp thụ các chất dinh dưỡng cung cấp cho các cơ quan hoạt động, đồng thời cũng là hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Trẻ nhỏ có nhu cầu dinh dưỡng rất cao để phát triển nhanh nhưng hệ tiêu hóa lại rất non yếu, rất dễ bị ảnh hưởng nếu chế độ dinh dưỡng không phù hợp hay thiếu các yếu tố bảo vệ. Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến hệ tiêu hóa của bé luôn gặp rắc rối:

Hệ miễn dịch kém

Miễn dịch là một cơ chế bảo vệ để giúp bé chống lại bệnh tật. Khi chào đời, bé phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài không còn vô trùng như trong bụng mẹ. Với hệ miễn dịch non nớt, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây ra nhiều bệnh, trong đó có rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt đối với những trẻ vừa mới chào đời mà không được bú sữa mẹ.

Hệ vi sinh bị mất cân bằng

Con mới chớm ho, sốt, sổ mũi… nhiều mẹ đã cuống quít mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống. Chính tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh là một trong những nguyên nhân lớn khiến hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm. Thuốc kháng sinh không chỉ diệt các vi khuẩn có hại trong cơ thể mà còn diệt cả những vi khuẩn có lợi. Sự hiện diện của những vi khuẩn có lợi có thể ức chế sự sinh sản của vi khuẩn, đóng một vai trò trong việc phòng chống dịch bệnh. Nếu những vi khuẩn có lợi này chết, khả năng phòng thủ của cơ thể sẽ giảm xuống, gây nên những triệu chứng rối loạn tiêu hóa tiêu biểu như: Phân sống, tiêu chảy, táo bón... Nếu hiện tượng này kéo dài sẽ gây bệnh viêm đại tràng mạn tính, rối loạn tiêu hóa, dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch ở trẻ.

Rối loạn tiêu hóa còn có thể xảy ra khi trẻ phải chịu một chế độ ăn uống không hợp lý: Thừa đạm, đường, chất béo... nhưng lại ít chất xơ, vitamin, chất khoáng... Trẻ biếng ăn, không hấp thu được các chất dinh dưỡng dễ gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cơ thể.

Stress

Giống như người lớn, trẻ cũng thường xuyên bị stress, lo lắng. Có thể là do: Bé bị bố mẹ la mắng, mâu thuẫn giữa anh chị em, bị bạn bè bắt nạt, hội chứng ám sợ... Stress khiến việc tiêu hóa của trẻ không được thuận lợi, việc bài tiết men tiêu hóa và các enzyme cần thiết để phân hủy, hấp thụ thức ăn bị giảm sút. Chính vì vậy, việc tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, vui vẻ sẽ giúp trẻ phòng ngừa được chứng rối loạn tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất tốt hơn và phát triển toàn diện hơn.

Môi trường sống mất vệ sinh

Bố mẹ lười dọn nhà, trường lớp mất vệ sinh đều chứa rất nhiều vi khuẩn có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Bé tiếp xúc với môi trường bẩn, trước khi ăn hay sau khi đi vệ sinh không rửa tay cũng là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể, gây nên rối loạn tiêu hóa.

Quá sạch sẽ

Sự sạch sẽ quá đáng của các mẹ cũng có thể làm bé thêm yếu ớt. Vì được bao bọc trong một môi trường sạch sẽ, bé không có cơ hội tiếp xúc với các vi sinh vật nên không thể kích thích cơ thể sản xuất kháng thể. Như vậy, trẻ chỉ cần tiếp xúc một chút với bụi bẩn hay vi khuẩn cũng có thể dễ dàng mắc bệnh.

Biết Tuốt H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ