"3 không" khi cho trẻ dùng miếng giữ nhiệt mùa lạnh

Phụ huynh cần lưu ý khi cho trẻ dùng miếng dán giữ nhiệt mùa lạnh

Chữa ho khan cho trẻ không cần thuốc kháng sinh

Phòng tránh đột quỵ não trong mùa lạnh

Có nên hút rửa mũi cho trẻ bằng ống xilanh?

Cách dùng quạt sưởi cho trẻ khi trời lạnh

1. Không dán trực tiếp lên da trẻ

Miếng dán giữ nhiệt có nhiệt độ dao động khoảng 53 - 63 độ C, đủ để khiến trẻ có thể bị bỏng. Do đó, không dùng miếng dán cho trẻ dưới 2 tuổi. Với những trẻ từ 3 tuổi trở lên, có thể dán miếng giữ nhiệt lên nhiều lớp quần áo để làm giảm nhiệt độ. Nên dán cho trẻ miếng giữ nhiệt đã được cha mẹ sử dụng ít nhất 6 tiếng trước đó.

2. Không dán lâu ở một vị trí duy nhất

Thỉnh thoảng phụ huynh nên bóc miếng giữ nhiệt ra và dán cho con sang các vị trí khác. Miếng giữ nhiệt được làm chủ yếu bằng bột sắt, nước, than hoạt tính, muối... Kể cả khi đã được cách bởi vài lớp vải, những thành phần trong miếng dán vẫn có khả năng thấm thấu vào da gây dị ứng, phát ban, ngứa ngáy... 

3. Không dán cho trẻ khi ngủ

Khi ngủ, trẻ có thể đè lên miếng dán, cộng với chăn giữ ấm sẽ làm tăng nhiệt độ dễ gây ra bỏng. Ngoài ra, trẻ khó có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường ở da lúc ngủ để có thể thông báo sớm cho bố mẹ.

M. Hiếu H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ