Mất ngủ không những ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn cả sự nghiệp
Bác sỹ mất ngủ - Bệnh nhân lâm nguy
Mất ngủ đêm nay, nghìn đêm không bù nổi
Teen mất ngủ dễ lạm dụng chất gây nghiện và sex không an toàn
Mất tự chủ vì lỡ "cú đêm"
Con người vẫn có thể sống khi mà ăn ít đi (hoặc không ăn)? Tất nhiên rồi. Nhưng, đối với mất ngủ thì không. Con người chỉ dành khoảng 10% thời gian sống để ăn uống, 1% để tập thể dục và tới 1/3 cuộc đời để ngủ. Như vậy cũng đủ biết giấc ngủ có tầm quan trọng đến mức nào!
Chính vì vậy, chẳng lý nào bạn lại rút ngắn khoảng thời gian vốn đã "mặc định đó" để rước rắc rối vào thân.
Các vấn đề giấc ngủ
Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong củng cố trí nhớ, tiếp thu, khả năng tập trung và tâm trạng, cũng như chức năng thể chất khác, bao gồm cả hệ thống miễn dịch. Những ảnh hưởng của thiếu ngủ vô cùng nghiêm trọng: Kết quả học tập/làm việc giảm sút, suy giảm trí nhớ, dễ cáu gắt, lo âu, trầm cảm và dễ bị xao nhãng.
Con người khi thức liên tục trong 20 tiếng hoặc hơn, thì không thể hoạt động bình thường, giống như đã uống một lượng rượu quá mức
Do thiếu ngủ, trong cơ thể người nồng độ hoormone cortisol gây stress tăng lên, nhiệt đô cơ thể hơi tụt và hệ miễn dịch hoạt động không đủ công suất. Khi thiếu ngủ, não hoạt động giống như là khi con người bị say rượu. Vì thế, sau một đêm mất ngủ thì tuyệt đối không được lái xe.
Xét về mặt thực hiện những nhiệm vụ phối hợp vận động - thị giác, mỗi giờ tỉnh táo tương đương với 0,004% nồng độ rượu trong máu. Như vậy, nếu chỉ ngủ dưới 5 tiếng đồng hồ thì sự phối hợp thị giác - vận động sẽ bị trục trặc.
Nhiều chức năng sinh lý cũng bị ảnh hưởng bởi thiếu ngủ, chẳng hạn như chức năng hô hấp và tim mạch, sự thèm ăn, gia tăng lượng calorie và thậm chí khả năng chịu đau cũng bị giảm sút.
Vì vậy, ngủ bao nhiêu là đủ?
Tính trung bình, mỗi người phải ngủ từ 7 - 8 tiếng/đêm, nhưng ít người đáp ứng được điều đó
Mọi người thường xem thiếu ngủ trong tuần là một thực tế của cuộc sống và họ sẽ ngủ bù vào cuối tuần. Tuy nhiên, mất ngủ đêm nay, nghìn đêm không bù nổi. Bởi lẽ, trong một nghiên cứu mới được đăng trên Tạp chí Neurology (Mỹ), các nhà khoa học cho rằng, những người ngủ trên 8 tiếng/ngày có nguy cơ bị đột quỵ não cao hơn so với những người ngủ từ 6 - 8 tiếng.
Ngủ đủ giấc là điều cơ bản để thành công trong công việc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra giấc ngủ có tác động sâu sắc tới năng suất và hiệu suất tổng thể công việ. Bằng cách thường xuyên đi làm việc trong tình trạng thiếu ngủ, bạn sẽ cản trở cơ hội thăng tiến trong sự ngiệp.
Vệ sinh giấc ngủ như thế nào?
Vệ sinh giấc ngủ là thực hiện các hành vi cải thiện giấc ngủ và giới hạn các hành vi không tốt cho giấc ngủ. Đây là biện pháp để có một giấc ngủ ngon mà không cần dùng các loại thuốc.
Nên ấn định một giờ đi ngủ (trước 11 giờ tối) và giờ thức dậy hàng ngày (trước 8 giờ sáng). Nếu bạn có thói quen ngủ trưa, không nên ngủ quá 45 phút.
Tránh sử dụng: Rượu bia 4 giờ trước khi đi ngủ; Caffeine (cà phê, soda, chocolate...) 6 giờ trước khi đi ngủ; Thức ăn gây nặng bụng hoặc có nhiều đường hoặc cay 4 giờ trước khi đi ngủ...
Bạn nên tắm nước ấm, vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi ngủ. Tập thể dục thường xuyên, nhưng không nên tập ngay trước giờ ngủ. Không nên đọc sách, xem TV, nghe nhạc lớn ngay sát giờ ngủ.
Chuẩn bị giường ngủ thoải mái, sạch sẽ. Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ phù hợp và luôn thông gió. Hạn chế tiếng ồn và tắt đèn khi ngủ...
Lựa chọn những loại trà thảo dược, thực phẩm chức năng uy tín, có hiệu quả cũng là một giải pháp an toàn để dễ dàng đi vào giấc ngủ. Ngày nay các thử nghiệm lâm sàng đã khẳng định các chế phẩm từ thảo dược như cây nữ lang, củ bình vôi, lá sen, cây trinh nữ, tâm sen... có tác dụng an thần, giảm đau, giảm stress, đồng thời giúp cải thiện giấc ngủ ở những người mất ngủ do nguyên nhân thần kinh mà không gây nghiện hay có tác dụng phụ.
Biết Tuốt H+
Bình luận của bạn