Mất ngủ đêm nay, nghìn đêm không bù nổi

Mất ngủ là "món nợ"

Teen mất ngủ dễ lạm dụng chất gây nghiện và sex không an toàn

Mất tự chủ vì lỡ "cú đêm"

Thuốc an thần: Đường cùng hãy uống!

Rối loạn giấc ngủ làm tăng nguy cơ ung thư

Trước đây, mất ngủ thường gặp ở người trên 60 tuổi nhưng hiện nay lượng bệnh nhân dưới 40 tuổi ngày càng nhiều. Khi không được khắc phục kịp thời, một vài đêm trằn trọc sẽ chuyển thành mất ngủ mạn tính.

Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất, tinh thần, mất ngủ còn tác động tiêu cực tới trí tuệ. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới suy giảm trí nhớ và nguy cơ bệnh Alzheimer.

GS.TS chuyên khoa Thần kinh Matt T. Bianchi - Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và là giáo sư thỉnh giảng tại Trường Đại học Y Harvard (Mỹ) cho hay, các tác động tiêu cực của việc mất ngủ có thể được hồi phục khi bạn ngủ ngon trở lại. Nếu bạn đang "nợ" đêm trước vài tiếng ngủ thì hãy tính cách để trả nợ cho nó.

Theo các thí nghiệm của TS. Bianchi, chỉ cần 6 đêm liền bạn bị thiếu ngủ (giả sử, chỉ ngủ 4 tiếng/đêm) là bạn đã thâm hụt 24 tiếng ngủ - tức là bạn đã thức trọn 1 ngày mà không hề chợp mắt. Tuy nhiên, không phải vì thế mà những đêm sau bạn ngủ nhiều hơn để "trả nợ".

Trong một nghiên cứu mới được đăng trên Tạp chí Neurology (Mỹ), các nhà khoa học cho rằng, những người ngủ trên 8 tiếng/ngày có nguy cơ bị đột quỵ não cao hơn so với những người ngủ từ 6 - 8 tiếng.

Giới chuyên gia đã tiến hành theo dõi gần 10.000 người ở độ tuổi từ 42 - 81 trong vòng 10 năm và thấy rằng: Những người ngủ nhiều hơn 8 tiếng/ngày có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn 46% so với người ngủ 8 tiếng/ngày. Các nhà nghiên cứu chia sẻ rằng, việc ngủ nhiều là dấu hiệu liên quan tới nhiều vấn đề về tim mạch. Bác sỹ David Gozal - Đại học Y Chicago (Mỹ) cũng cho biết: "Nếu con người ngủ quá nhiều, đó là một dấu hiệu tiềm tàng của các bệnh liên quan đến tim mạch, có thể là căng thẳng, ung thư hay suy giảm chức năng thần kinh".

Việc đó giải thích rằng bạn không thể ngủ quá nhiều để "trả nợ" giấc ngủ đã bị rút ngắn. Tuy nhiên, vào ban ngày, bạn có thể ngủ trưa tầm 20 - 40 phút để hồi phục sức khỏe và sự tỉnh táo. Theo một nghiên cứu của GS. Jim Horne - Đại học Loughborough (Anh) thì một giấc ngủ ngắn khoảng 20 kịp thời có thể tương đương với một giờ ngủ vào ban đêm.  

"Trung bình mỗi đêm một người cần ngủ 7 - 8 tiếng. Dù nhu cầu này ở mỗi người mỗi khác, nhưng nhìn chung, ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm chắc chắn là chưa đủ và có hại cho sức khỏe.", TS. Bianchi khuyến cáo.

Biết Tuốt H+ (Theo NYT)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh