Chăm sóc răng miệng có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể ở người già
Tổng quan những điều bạn cần biết về chăm sóc răng miệng
Thói quen chăm sóc răng miệng có thể khiến răng ố vàng
5 cách tự nhiên giúp giảm đau nướu răng hiệu quả
Cách chăm sóc răng miệng toàn diện để giữ hơi thở thơm mát
Tại sao vệ sinh răng miệng có vai trò quan trọng với người cao tuổi?
Theo thống kê của các nhà khoa học có hơn 30% người cao tuổi bị sâu răng không được điều trị. Các vấn đề răng miệng không được điều trị các thể dẫn đến các bệnh mạn tính như tim mạch, viêm phổi, ung thư miệng và đột quỵ. Sâu răng hoặc mất răng có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn thực phẩm, điều này khiến bạn không bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. 2 tình trạng này cũng có thể khiến người già gặp khó khăn khi giao tiếp. Các vấn đề về răng miệng cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Điều này có thể dẫn đến hội chứng ruột kích thích và các rối loạn tiêu hóa khác.
Người cao tuổi thường ít để ý đến việc chăm sóc sức khỏe răng miệng
Các vấn đề răng miệng hay gặp ở người cao tuổi?
Sâu răng: Khi bạn càng nhiều tuổi nướu càng có xu hướng bị thoái hóa. Lúc này chân răng có thể bị lộ ra ngoài và trở nên mẫn cảm với các vi khuẩn gây sâu răng như Streptococcus mutans, Lactobacillus và Actinomyces. Do vậy, khi có tuổi bạn nên khám răng định kỳ để điều trị sâu răng và các bệnh nướu răng kịp thời.
Khô miệng: Khô miệng là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất gây sâu răng. Người cao tuổi thường tiết ra rất ít nước bọt. Trong khi đó, nước bọt giúp giữ miệng không bị khô, giúp chúng ta nhai, nếm và nuốt thức ăn một cách bình thường. Nó cũng giúp loại bỏ các vụn thức ăn và vi khuẩn có trong miệng. Khi nước bọt sản xuất không đủ, nó có thể làm tăng nguy cơ khô miệng, sâu răng và bệnh nướu răng.
Khô miệng là tình trạng thường gặp ở người già
Bệnh nướu răng (bệnh nha chu): Đây là bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm tổn thương mô mềm và phá hủy xương xung quanh răng. Bệnh nướu răng nhẹ có thể gây viêm hoặc chảy máu ở nướu răng. Khi bệnh nặng lên, nó có thể dẫn đến mất xương, thậm chí là mất răng.
Mòn răng: Đây là một phần bình thường của quá trình lão hóa. Mòn răng có thể làm tăng nguy cơ ê buốt răng và sâu răng.
Người cao tuổi nên chăm sóc răng miệng như thế nào?
Vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách là phương pháp đầu tiên và cần thiết nhất mà người cao tuổi nên áp dụng để đảm bảo hàm răng được chắc khỏe. Người cao tuổi nên:
- Đánh răng 2 lần một ngày bằng bàn chải đánh răng mềm. Nên thay bàn chải đánh răng 3 tháng 1 lần hoặc có thể thay sớm hơn nếu lông bàn chải bị mòn.
Người cao tuổi nên đánh răng 2 lần mỗi ngày
- Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và thức ăn bị kẹt ở giữa răng của bạn.
- Sử dụng nước súc miệng
- Nếu đang đeo răng giả hãy làm sạch chúng thường xuyên.
- Đến gặp nha sỹ để được khám răng định kỳ
Ngoài vệ sinh răng miệng sạch sẽ, người cao tuổi cũng nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Người cao tuổi nên ăn nhiều trái cây, rau củ, hạn chế các đồ ăn, thức uống có đường. Người cao tuổi cũng hạn chế uống rượu bia, hút hút thuốc lá vì chúng làm tăng nguy cơ sâu răng, mất răng và ung thư miệng.
Bình luận của bạn