Sống có tích cực và có ý nghĩa hơn khi già đi
Có nên dùng tinh dầu tràm trà để trị mụn, trị nấm chân?
Thế giới vừa trải qua tháng 6 nóng lịch sử
Bổ sung selen tự nhiên qua thực phẩm
10 loại thực phẩm giúp bạn sống lâu, sống khoẻ
Nhiều người xem tuổi già gắn liền với sự lão hóa, yếu đuối. Tuy nhiên, với thái độ sống tích cực và chủ động, con người hoàn toàn có thể sống hạnh phúc hơn khi lớn tuổi.
Sau đây là những điều có thể cải thiện khi chúng ta già đi.
Kiểm soát căng thẳng tốt hơn
Căng thẳng là điều không thể tránh khỏi trong mọi độ tuổi. Tuy nhiên, cách con người phản ứng với nó lại thay đổi đáng kể theo thời gian. Người lớn tuổi thường có khả năng xử lý tình huống tốt hơn, nhờ vào vốn kinh nghiệm sống được tích lũy. Họ hiểu rằng không phải chuyện gì cũng đáng để phản ứng thái quá hay lo lắng cực độ.
Một nghiên cứu công bố năm 2023 cho thấy, nhóm người từ 65 đến 84 tuổi có mức hormone cortisol (hormone liên quan đến căng thẳng) thấp hơn, ít áp lực hơn trong các bài kiểm tra mức độ căng thẳng, so với nhóm từ 18 đến 30 tuổi.
Cảm xúc ổn định hơn
Bên cạnh khả năng kiểm soát căng thẳng, cảm xúc của con người cũng trở nên ổn định hơn theo thời gian. Người lớn tuổi thường tránh né những tình huống tiêu cực, đồng thời giữ được tinh thần lạc quan. Họ không còn bị cuốn theo cảm xúc bốc đồng như khi còn trẻ.
Điều này có liên quan mật thiết đến cách não bộ xử lý cảm xúc. Người trẻ thường sử dụng lý trí để kìm nén cảm xúc, điều này dễ dẫn đến mâu thuẫn nội tâm và căng thẳng kéo dài. Trong khi đó, người lớn tuổi có xu hướng xem xét khách quan vấn đề, tìm ra phương hướng giải quyết. Đây là lý do vì sao cuộc sống về già thường mang đến cảm giác bình yên, thư thái.

Cuộc sống thường thư thái, bình yên hơn khi về già
Trí tuệ được tích lũy theo thời gian
Khi tuổi tác tăng lên, trí nhớ hay khả năng xử lý thông tin có thể không còn như trước. Nhưng ngược lại, vốn từ vựng, hiểu biết và kinh nghiệm sống của con người thường vẫn được duy trì, thậm chí ngày càng sâu sắc hơn. Giới khoa học gọi đây là trí thông minh kết tinh (crystallized intelligence) – loại trí tuệ hình thành qua quá trình học hỏi và tích lũy kiến thức lâu dài.
Ở Việt Nam, người cao tuổi thường được nhìn nhận là những người từng trải, có nhiều kinh nghiệm và khả năng suy xét chín chắn. Trong gia đình hay ngoài xã hội, người già thường là chỗ dựa tinh thần, là người đưa ra lời khuyên, hướng dẫn con cháu cách đối nhân xử thế, đồng thời truyền cảm hứng tích cực cho lớp trẻ.
Bớt so sánh, sống thảnh thơi hơn
Khi còn trẻ, con người thường bị cuốn vào những suy nghĩ so sánh thiệt hơn, luôn bận tâm đến ánh nhìn từ người khác. Nhưng khi bước sang tuổi trung niên và cao niên, suy nghĩ ấy dần thay đổi. Người lớn tuổi thường không còn bận tâm đến những điều không cần thiết, họ tập trung nhiều hơn vào giá trị cá nhân và điều gì thật sự ý nghĩa với chính mình.
Theo lý thuyết chọn lọc cảm xúc, khi nhận thức rằng thời gian sống còn lại là hữu hạn, con người sẽ ưu tiên những điều mang lại niềm vui ở hiện tại, thay vì chạy theo những mục tiêu xa vời. Nhờ đó, họ sống thảnh thơi hơn, ít lo nghĩ hơn và dễ tìm thấy hạnh phúc từ những điều bình dị nhất.
Sống hạnh phúc hơn

Sống hạnh phúc hơn khi về già
Rất nhiều người cho rằng tuổi trẻ là giai đoạn hạnh phúc nhất. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây lại chỉ ra: cảm giác hạnh phúc có thể gia tăng theo độ tuổi. Trước đây, một số khảo sát cho rằng hạnh phúc tuân theo mô hình hình chữ U – đạt đỉnh ở tuổi trẻ, giảm xuống ở tuổi trung niên rồi tăng trở lại sau tuổi 50. Ngày nay, bằng chứng khoa học mới cho thấy nhiều người cảm thấy hài lòng nhất với cuộc sống ở độ tuổi 60 và 70.
Đây là thời điểm tài chính thường đã ổn định, con cái trưởng thành, công việc không còn áp lực, các mối quan hệ được xây dựng sâu sắc hơn. Người lớn tuổi có cơ hội sống chậm lại, dành thời gian cho bản thân và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn.
Bình luận của bạn