Người Việt "hiến" 1,5 lít máu mỗi năm để nuôi... giun!

Gần 42,5% trẻ em chỉ được tẩy giun cách đây từ 1 năm trở lên

Uống thuốc tẩy giun thế nào mới đúng?

1 trẻ tử vong do uống thuốc tẩy giun: Ngừng chương trình tẩy giun quốc gia để điều tra

Mẹo dân gian tẩy giun cực nhạy cho trẻ

Tẩy giun an toàn cho trẻ bằng thực phẩm

Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, hiện Việt Nam có hơn 45 triệu triệu người nhiễm giun. Theo một khảo sát của Chương trình Tẩy giun cộng đồng 6116 đợt 1 được triển khai tại TP.HCM cho thấy có 56,4% phụ huynh không tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần cho trẻ, trong đó, 4,1% chưa bao giờ tẩy giun cho con, 9,9% phụ huynh không nhớ đã tẩy giun cho con hay chưa và gần 42,5% trẻ em được tẩy giun cách đây từ 1 năm trở lên. 

Rõ ràng, người dân chưa ý thức nhiều về tác hại của việc nhiễm giun và chưa đánh giá cao sự cần thiết của việc tẩy giun định kỳ để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là với trẻ em.

Nhiễm giun đường ruột gây nên nhiều tác hại khác nhau như thiếu máu, thiếu các vi chất, trẻ em học không tập trung, gây bệnh ở gan mật, phổi, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần cho người bệnh, đặc biệt ở trẻ em và phụ nữ có thai. Nghiêm trọng hơn là các triệu chứng, biến chứng do nhiễm giun đường ruột như viêm đường mật, viêm tụy cấp, tắc ruột, tổn thương gan... Với những người có sức đề kháng yếu thì bệnh lý ngày càng xấu và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.  

Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương kêu gọi người dân cùng tẩy giun định kỳ hàng năm vào hai ngày 6/1 và ngày 1/6 theo định kỳ 6 tháng 1 lần. Thời gian quá dài hay quá ngắn đều không tốt. Nếu thời gian cho mỗi lần tẩy giun cách nhau vài năm có thể không loại bỏ hết giun ra khỏi cơ thể. Ngược lại, thời gian quá ngắn thì không cần thiết bởi nguy cơ tái nhiễm giun chưa xuất hiện.

Trần Ngọc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ