Làm sao biết cơ thể thiếu vi chất?

Vi chất dinh dưỡng - thiếu hay thừa đều nguy.

Cẩn trọng khi dùng TPCN bổ sung vi chất

Cần bổ sung vi chất thiết yếu trước khi có thai

Vi chất dinh dưỡng: Cần ít nhưng phải đủ

Chọn thực phẩm chức năng: Quan tâm vi chất

Cách đơn giản nhất để kiểm tra hàm lượng các vi chất và mức độ thiếu hụt trong cơ thể là thông qua các xét nghiệm máu. Các xét nghiệm này có thể áp dụng với các loại vi chất như: Sắt, calci, kali, kẽm, iode,... Tuy nhiên, ngay cả khi không có điều kiện xét nghiệm, bạn cũng có thể dựa vào một số biểu hiện bên ngoài để nhận biết tình trạng thiếu vi chất của mình. 

Thiếu sắt được biểu hiện qua một loạt các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, bao gồm chóng mặt, mệt mỏi liên tục và nhức đầu, sốt, đau ngực, làn da nhợt nhạt, và một số biểu hiện liên quan khác. Thiếu calci biểu hiện ở tình trạng hay bị chuột rút, răng yếu, tóc rụng, móng tay giòn, dễ gãy, dễ bị chóng mặt, da khô, thiếu ngủ và điển hình là chứng loãng xương.

Tình trạng thiếu iode có ảnh hưởng nặng đến tuyến giáp thể hiện ở các biểu hiện liên quan trong thai kì. Những vấn đề về tuyến giáp trong những thời điểm quan trọng của thai kì có thể dẫn đến thai chết lưu, sẩy thai, hoặc trẻ sinh ra với dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Suy giáp bẩm sinh do thiếu iode trong thời kỳ mang thai là một trong những ảnh hưởng có thể ngăn ngừa để tránh dị tật bẩm sinh phổ biến nhất trên thế giới.

 Tình trạng thiếu Kali tương đối nguy hiểm, không chỉ thể hiện ở biểu hiện thường gặp là chuột rút hay co cơ mà còn có khả năng dẫn đến tình trạng liệt chi tạm thời. Các ảnh hưởng của tình trạng hạ kali trong máu còn liên hệ trực tiếp đến chức năng của hệ tim mạch và thần kinh.

Tuy nhiên, cũng cần thận trọng với một số trường hợp thừa vi chất dinh dưỡng cũng gây nguy hại không kém. Đặc biệt là trong các trường hợp bệnh lý, ví dụ như thừa kali tăng trong máu do bệnh lý thận, thừa sắt trong bệnh huyết tán bẩm sinh phải định kỳ dùng thuốc thải sắt và kiểm soát chế độ ăn uống nghiêm ngặt. 

Điều đáng nói là việc bổ sung vi chất dinh dưỡng thiết yếu không phải là quá khó bởi phần lớn các chất này do cơ thể tự hấp thu qua thực phẩm trừ một số trường hợp bệnh lý thì có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu chúng và cũng là nguyên nhân gây bệnh, ví dụ như tình trạng giun sán hay do việc chế biến thực phẩm không đúng cách (ăn gạo xát quá trắng, ăn cơm nguội hấp đi hấp lại, ăn các thực phẩm nấu quá kỹ hoặc ăn sống không hợp vệ sinh,...  

Để phòng thiếu các vi chất này hãy thực hiện chế độ ăn hợp lý (đủ 4 nhóm đường, đạm, mỡ vitamin và chất khoáng). Tuy nhiên, việc quan trọng là phải lựa chọn được thực phẩm tươi và an toàn.  Việc dùng thực phẩm chức năng có thể áp dụng với những người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh mạn tính... Tuy nhiên, cũng cần tham khảo ý kiến chuyên môn y tế để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Cần lưu ý là một số vi chất (đặc biệt là các vitamin tan trong nước) nếu bổ sung thừa sẽ đào thải qua nước tiểu, vì vậy nếu cơ thể không thiếu mà bổ sung cũng lãng phí. Ngoài ra, một số vi chất nếu dùng quá liều có thể gây ngộ độc như vitamin A,D... 

Thiên Bình H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp