- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Chảy nước mũi, sổ mũi có thể do dị ứng, cảm lạnh, vách ngăn mũi bị lệch...
Bé bị chảy nước mũi, hắt hơi, mệt mỏi phải làm sao?
Làm thế nào để hết chảy nước mũi một cách tự nhiên?
6 nguyên nhân khiến bạn luôn bị chảy nước mũi
4 cách ngăn ngừa chảy nước mũi khi bị cảm lạnh
Dưới đây là một vài thủ phạm có thể khiến trẻ bị chảy nước mũi, sổ mũi thường xuyên, đặc biệt trong mùa Đông.
Dị ứng
Viêm mũi dị ứng là nguyên nhân phổ biến gây sổ mũi ở trẻ. Các triệu chứng dị ứng thường gồm: Chảy nước mũi trong suốt, nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa mũi, đỏ mắt, chảy nước mắt và ngứa. Khi tình trạng dị ứng trở nên tồi tệ hơn hoặc kéo dài, trẻ cũng có thể bị đau họng, đau đầu và ho.
Dị ứng có thể cản trở giấc ngủ, dẫn đến khó chịu, cáu gắt vào ban ngày. Những triệu chứng dị ứng này thường bị nhầm lẫn với cảm lạnh hoặc viêm xoang. Ngoài các triệu chứng dị ứng trên, trẻ bị dị ứng thường có quầng thâm dưới mắt, có thể có nếp nhăn gầy cánh mũi do cọ xát mũi quá nhiều.
Nếu một đứa trẻ bị hen suyễn, dị ứng không được kiểm soát có thể kích hoạt các triệu chứng hen suyễn, dẫn đến ho, khò khè và khó thở. Tuy nhiên, trẻ bị dị ứng không biến chứng thường không bị sốt hoặc nước mũi có màu vàng, xanh lá cây.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị chảy nước mũi thường xuyên. Hầu hết những trẻ này bị viêm đường hô hấp trên do virus hoặc cảm lạnh, với các triệu chứng bao gồm: Sổ mũi, nước mũi ban đầu có màu trong suốt sau đó chuyển sang màu vàng đặc hoặc màu xanh lá cây, nghẹt mũi, ho, đau họng, nhức đầu, sốt (thường sốt nhẹ, có thể lên tới 38,8 độ C).
Nếu muốn dùng thuốc thông mũi, thuốc xịt mũi cho trẻ nhỏ, bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ
Khi các triệu chứng cảm lạnh kéo dài hơn 10 ngày hoặc khi các triệu chứng nghiêm trọng (sốt trên 38,8 độ C từ 3 - 4 ngày) thì trẻ có thể bị viêm xoang, cần phải dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, hãy nhớ, trẻ bị sổ mũi, nước mũi màu xanh lá cây không có nghĩa là bé đã bị viêm xoang.
Chảy nước mũi cũng có thể là triệu chứng của bệnh cúm. Nhìn chung, các triệu chứng cúm sẽ nghiêm trọng hơn các triệu chứng cảm lạnh, gồm sốt cao, đau nhức cơ thể và mệt mỏi.
Những nguyên nhân khác gây sổ mũi
Mặc dù hầu hết trẻ bị sổ mũi đều bị dị ứng hoặc nhiễm trùng, nhưng có một số nguyên nhân khác dẫn đến sổ mũi.
- Vách ngăn lệch: Xảy ra khi sụn giữa hai lỗ mũi không thẳng hàng và phân chia lỗ mũi không đều nhau.
- Polyp mũi: Là sự tăng trưởng do màng nhầy bị viêm trong xoang và hốc mũi, cũng có thể gây chảy nước mũi.
- Viêm mũi vận mạch: Có thể được kích hoạt do tiếp xúc với khói, mùi, thực phẩm hoặc thay đổi nhiệt độ, độ ẩm như viêm mũi do thuốc thường xảy ra khi sử dụng thuốc thông mũi trong thời gian dài.
Điều trị chảy nước mũi ở trẻ em như thế nào?
Để ngăn ngừa sổ mũi, hãy chọn một phương pháp điều trị nhắm đến nguyên nhân cơ bản, cho dù đó là dị ứng hay nhiễm trùng. Các phương pháp điều trị thường được sử dụng để giúp ngăn ngừa sổ mũi có thể bao gồm:
- Thuốc thông mũi hoặc thuốc bôi, giúp làm giảm nghẹt mũi, mặc dù trẻ dưới 12 tuổi không nên dùng thuốc thông mũi, thanh thiếu niên chỉ nên dùng vài ngày.
- Rửa mũi có thể làm giảm nghẹt mũi và có thể ngăn ngừa viêm xoang.
- Thuốc kháng histamine có thể ngăn ngừa sổ mũi và hắt hơi do dị ứng. Thuốc kháng histamine sẽ làm cho trẻ buồn ngủ, nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi cho trẻ uống.
- Thuốc kháng Leukotriene (như Singulair) có thể làm giảm sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi do dị ứng.
- Thuốc xịt mũi steroid cần được kê đơn, có thể làm giảm sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi do dị ứng.
- Thuốc xịt mũi kháng histamine (như Astelin) có thể làm giảm sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi do dị ứng và các chất kích thích.
- Nếu sổ mũi là do viêm xoang, trẻ sẽ được kê thuốc kháng sinh.
Bình luận của bạn