Phòng tránh rôm sảy cho bé: Chuyện nhỏ!

Rôm sảy là bệnh lý thường gặp ở trẻ vào mùa hè.

Cách trị rôm sảy hiệu quả cho bé mùa nắng nóng

Mẹ khéo tắm lá bé hết rôm sảy

Trẻ bị rôm sảy, càng bôi phấn rôm càng nặng?

Tắm lá mảnh bát "tiễu trừ" rôm sảy

Bảo vệ bé khi ra nắng

Việc bảo vệ bé khi ra nắng là một yếu tố quan trọng để hạn chế tình trạng rôm sảy xuất hiện. Nắng còn là nguyên nhân khiến cho da bé bị sạm đen. Trước khi ra nắng, nên thoa cho con một lớp kem chống nắng (loại kem chống nắng dành cho trẻ con). Bố mẹ cũng nên cho con mặc thêm áo chống nắng, đội mũ rộng vành để tránh tác động của tia cực tím. Không nên cho trẻ ra ngoài vào thời điểm từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều vì đây là khoảng thời gian tia cực tím hoạt động mạnh mẽ nhất. Cần tránh cho trẻ đến những nơi đông đúc, ngột ngạt. 

Điều trị và phòng tránh rôm sảy thông thường không khó nhưng nếu bệnh để nặng và phát triển thành mụn nhọt, việc điều trị sẽ trở nên vô cùng phức tạp.

Chọn lựa trang phụ phù hợp

Quần áo, tã lót dùng cho trẻ là loại vải sợi, mỏng, rộng thoáng, thấm mồ hôi, không dùng các loại sợi tổng hợp, bí mồ hôi. Nếu cơ thể không bị nóng, hạn chế tiết mồ hôi thì rôm sảy có thể mất đi nhanh chóng.

Tắm thường xuyên cho trẻ

Nên tắm cho trẻ bằng sữa tắm dành riêng cho trẻ, cha mẹ không sử dụng loại xà phòng hay sữa tắm có độ pH không phù hợp với trẻ. Có một số loại lá, quả dùng tắm rất tốt như mướp đắng, rau má, sài đất, vỏ dưa hấu, lá dâu... nhưng cha mẹ cần biết rõ nguồn gốc xuất xứ của những lá tắm đó, đảm bảo lá tắm không nhiễm hóa chất, vi sinh vật. 

Không tắm nước lá khi da bé bị trầy xước, mưng mủ. Khi da đã trong tình trạng sưng đỏ, viêm da quá nặng do bé ngứa, gãi gây trầy xước, mất lớp màng bảo vệ, việc tắm nước lá dù đã qua đun nấu cũng có thể tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, làm tình trạng nhiễm trùng tăng lên, đôi khi gây những biến chứng không ngờ. Có những trẻ bị viêm nhiễm ở vùng gần hệ thần kinh, mạch máu như mặt, cổ, đầu, nếu mẹ vẫn cho tắm nước lá mà không được điều trị kịp thời có thể gây viêm tắc tĩnh mạch não và để lại di chứng suốt đời.

Gặp bác sỹ khi trẻ có dấu hiệu viêm nhiễm

Khi trẻ bị viêm nhiều vùng rôm sảy, nên đưa trẻ đi khám bác sỹ để được chỉ định đúng, tránh các biến chứng xảy ra và đặc biệt là không nên lạm dụng thuốc. Bôi các loại thuốc mỡ, thuốc mỡ kháng sinh không những làm cho da bé bị bít lại mà còn có thể gây ra dị ứng

Cho trẻ uống đồ uống mát

Cần bổ sung đủ nước cho cơ thể bé. Có thể cho bé uống sắn dây, nước sài đất, đỗ đen, cam, chanh... Hạn chế cho bé uống các loại nước có nhiều đường.

Không nên gãi 

Khi bị rôm, phản xạ đầu tiên ở bé là gãi để cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên việc này có thể gây ra biến chứng cho trẻ như nhiễm khuẩn lan rộng, viêm cầu thận. Vì vậy, khi trẻ bị ngứa, cha mẹ nên xoa nhẹ cho bé.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ