GS. Cem Hasan Razi – Bệnh viện Nghiên cứu và Giáo dục Kecioren, Thổ Nhĩ Kỳ
Bảo vệ hệ hô hấp của trẻ vào mùa mưa
Trẻ mắc bệnh hô hấp nhập viện tăng cao
Những sai lầm của cha mẹ khiến trẻ bị bệnh hô hấp
10 điều cần biết về MERS
Hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện nên trẻ rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Trong đường thở của trẻ luôn tồn tại một lượng lớn vi khuẩn chỉ chờ cơ hội là phát triển và gây bệnh nhiễm khuẩn hô hấp.
Tại Hội nghị chuyên đề Nhiễm khuẩn Hô hấp, do Hội Hô hấp Hà Nội tổ chức, GS. Cem Hasan Razi – Bệnh viện Nghiên cứu và Giáo dục Kecioren, Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết: “Mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp là điều kiện cần cho sự phát triển và hoàn thiện của trẻ nhưng nếu bệnh tái phát nhiều lần trong thời gian ngắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe”.
Sau mỗi một lần mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp, hệ miễn dịch của trẻ được “dạy thêm một bài học” cho đến khi trưởng thành. Do đó, người trưởng thành ít khi bị ốm vặt như trẻ em.
Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài không dứt, trẻ có thể bị biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Nhiễm khuẩn hô hấp tái phát không chỉ khiến trẻ bị ảnh hưởng đến sức khỏe, nó còn làm suy giảm kinh tế gia đình, tốn nhiều thời gian và tiền bạc.
Cũng theo GS. Hasan, trên thế giới có tới 6% trẻ dưới 6 tuổi bị mắc nhiễm khuẩn hô hấp tái phát cùng với 2 triệu ca tử vong mỗi năm, một con số không hề nhỏ. Cách xác định trẻ có bị nhiễm hô hấp tái phát hay không:
Đối với trẻ em ở lứa tuổi tiền học đường, bị nhiễm khuẩn đường hô hấp từ 8 lần trở lên mỗi năm; Trẻ trên 3 tuổi mắc từ 6 lần trở lên mỗi năm khi không có bệnh lý tiềm tàng nào cả được coi là bị nhiễm khuẩn hô hấp tái phát. Trẻ từ 1 – 5 tuổi bị mắc 6 – 8 lần, trẻ 6 – 12 tuổi bị mắc 2 – 4 lần/năm là nhiều.
Để ngăn ngừa trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp tái phát, cha mẹ cần tự nâng cao kiến thức của mình, đồng thời, nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách tiêm chủng, chế độ dinh dưỡng, tập thể dục và thực phẩm chức năng.
Bình luận của bạn