Những điều cần biết về bệnh lý táo bón mạn tính ở trẻ em

Táo bón là bệnh lý thường gặp ở trẻ em

Uống nhiều rượu có thể gây táo bón?

Những loại thuốc nhuận tràng giúp trị táo bón vô căn ở trẻ em

Đánh bay nỗi sợ mang tên “táo bón” ở trẻ em

5 dấu hiệu cho thấy bé yêu của bạn mắc táo bón

Táo bón xảy ra khi số lần đi ngoài ít (dưới 3 lần/tuần), tình trạng phân khô, rắn và trẻ phải rặn nhiều, đau vùng hậu môn…

Trong nhiều trường hợp, táo bón mạn tính ở trẻ em không do những nguyên nhân thực thể ở đại – trực tràng mà do rối loạn vận động ở ruột và hậu môn – trực tràng. Những tổn thương thực thể ở đường ruột hoặc bệnh toàn thân gây táo bón chỉ chiếm không quá 10% trường hợp táo bón mạn tính.

Trẻ sơ sinh và trẻ em bị táo bón thường được điều trị khác người lớn do đường ruột của trẻ còn chưa hoàn thiện và hoạt động ổn định.  

Đa số trẻ em bị táo bón không do một căn bệnh hoặc một rối loạn nào đó. Trong trường hợp hiếm gặp, một rối loạn có thể khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc bệnh về đường ruột.

Có nhiều nguyên nhân có thể gây táo bón:

- Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ em hơn 18 tháng tuổi là do thói quen “nhịn” đi ngoài do trẻ quá ham chơi, thiếu thời gian hoặc thiếu kiên nhẫn đi ngoài; Nhà vệ sinh ở trường thiếu sạch sẽ…

- Thay đổi trong chế độ ăn uống: Trẻ bú sữa mẹ đi ngoài nhiều hơn trẻ bú sữa ngoài. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường đi ngoài khoảng 40 lần/tuần, trong khi trẻ bú ngoài đi ngoài khoảng 28 lần/tuần. Sự thay đổi từ sữa mẹ sang sữa công thức hoặc chuyển sang ăn dặm có thể là nguyên nhân gây táo bón. Trẻ em và thanh thiếu niên ăn nhiều đường và món tráng miệng cũng dễ bị táo bón.

- Những thay đổi ở trẻ như mắc bệnh gây sốt, nằm nhiều trên giường, ăn ít hoặc mất nước cũng làm giảm số lần đi ngoài hoặc khiến phân rắn.

Trẻ bị táo bón dễ quấy khóc

Một số rối loạn y tế có thể gây táo bón mạn tính:

- Suy giáp (tình trạng tuyến giáp hoạt động kém): Tình trạng này có thể làm giảm hoạt động của các cơ ở đường ruột cùng hàng loạt triệu chứng khác.

- Một số trẻ sơ sinh và trẻ em từ khi sinh ra có thể mắc bệnh Hirschsprung – tình trạng bẩm sinh không có tế bào hạch (một loại tế bào thần kinh) nằm trong một phân đoạn của ruột. Kết quả là, đường ruột không thể nhận được tín hiệu của não để đi vệ sinh. Hầu hết trẻ bị bệnh Hirschsprung thường biểu hiện triệu chứng trong vài tuần đầu. Trẻ có thể bị thiếu cân hoặc nhỏ hơn so với độ tuổi, dễ bị nôn mửa. Bệnh phổ biến hơn ở các bé trai và những bé mắc hội chứng Down.

- Đái tháo đường cũng là một bệnh lý có mối liên hệ với táo bón.

Cần tập cho trẻ thói quen đi ngoài đều đặn

- Những trẻ bị tiếp xúc với chì có thể bị táo bón mạn tính.

Một trong những biện pháp có thể áp dụng để hỗ trợ điều trị táo bón mạn tính ở trẻ là sử dụng sản phẩm có chất trợ sinh miễn dịch ImmuneGamma, cao dền gai, cao đơn kim, cao huyền sâm… Sản phẩm giúp tăng cường hệ tiêu hóa ở trẻ, không gây tác dụng phụ.

- Một số loại thuốc không kê đơn dùng để điều trị cảm lạnh và các thuốc kháng acid cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến chứng táo bón của trẻ. Các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật, thuốc hóa trị, hoặc thuốc giảm đau có chất gây mê, ascodeine cũng có thể bị táo bón mạn tính…

Điều trị táo bón mạn tính ở trẻ em

Tuy không nguy hiểm, song việc điều trị táo bón mạn tính ở trẻ cần kiên trì và sự quan tâm của cha mẹ. Các biện pháp chủ yếu là giáo dục về dinh dưỡng, tập thói quen đại tiện cho trẻ, dùng thuốc làm mềm phân…

Tuy nhiên, trước khi cho trẻ sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng cần có sự chỉ định của các bác sỹ để tránh tác động xấu với cơ thể non nớt của trẻ. 

Hoài Thương H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ