- Chuyên đề:
- Táo bón ở trẻ em
Đau bụng có thể là một triệu chứng của táo bón
Đánh bay nỗi sợ mang tên “táo bón” ở trẻ em
5 dấu hiệu cho thấy bé yêu của bạn mắc táo bón
Những loại “vị thuốc” tự nhiên giúp trẻ tránh xa táo bón
6 loại nguyên liệu giúp khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ em
Tình trạng táo bón vô căn kéo dài thường được điều trị bằng thuốc nhuận tràng. Bác sỹ sẽ tư vấn loại thuốc và liều dùng cần thiết, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, mức độ nghiêm trọng và hiệu quả điều trị. Các loại thuốc nhuận tràng cho trẻ em thường được đóng dạng gói hoặc dạng bột, từ đó có thể cho vào đồ uống hoặc chất lỏng.
Thuốc nhuận tràng cho trẻ có thể được cho vào các loại đồ uống
Thuốc nhuận tràng được sử dụng cho trẻ em thường được phân chia thành 2 loại chính như sau:
- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Macrogols (còn gọi là polyethylene glycol) là một loại thuốc nhuận tràng có thể đưa chất lỏng vào ruột, từ đó làm mềm phân. Ví dụ, Movicol Paediatric Plain thường được trộn cùng với nước để tạo thành thức uống. Lactulose cũng là một loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu.
- Thuốc nhuận tràng kích thích: Những loại thuốc này kích thích hoạt động của nhu động ruột để đẩy phân ra ngoài. Có nhiều loại thuốc nhuận tràng kích thích như sodium picosulfate, bisacodyl, senna và docusate sodium. Thuốc nhuận tràng tích thích cũng thường được kê cùng thuốc nhuận tràng thẩm thấu để tăng hiệu quả điều trị.
Các loại thuốc nhuận tràng thường tiếp tục được sử dụng trong một vài tuần sau khi tình trạng táo bón đã giảm bớt và trẻ đã có thói quen đi ngoài đều đặn hơn. Đây được gọi là điều trị duy trì. Nhìn chung, quá trình điều trị sẽ tiếp tục được thực hiện trong vòng vài tháng. Không nên ngưng dùng thuốc nhuận tràng đột ngột vì tình trạng táo bón ở trẻ em có thể tiếp tục tái phát. Một số trẻ thậm chí sẽ phải dùng thuốc nhuận tràng trong nhiều năm.
Cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc nhuận tràng cho trẻ (nếu không nhờ sự tư vấn của các bác sỹ) để tránh những biến chứng nghiêm trọng.
Bình luận của bạn