- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Dưới đây là những sai lầm mẹ Việt thường xuyên mắc phải khi cho con ăn dặm
Mẹ thông thái biết lựa chọn thời điểm ăn dặm đúng cho con
Tại sao không cần nêm muối vào thức ăn dặm của bé?
Ăn dặm đúng cách để bé khỏe lớn nhanh
Có nên cho gia vị vào đồ ăn dặm của trẻ?
Thêm muối vào thức ăn của bé
Trong muối có hàm lượng iod khá cao, ngăn ngừa bướu cổ... Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên không nên cho bé dưới 1 tuổi dùng muối vì hệ tiết niệu của bé còn chưa hoàn thiện để có thể bài tiết các thành phần có trong muối. Đồng thời cho con ăn mặn quá sớm sẽ làm bé khó thích nghi các vị chua, ngọt, đắng sau này.
Thậm chí, việc nêm nếm, thêm muối vào thức ăn cho bé ăn dặm ngược lại có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Thêm nữa, trong giai đoạn này, thận của bé vẫn còn khá non nớt, và không đủ sức để “gánh” thêm lượng muối dư thừa. Vì vậy, bạn không nên cho muối vào thức ăn cho con.
Lấy nước bỏ cái
Đây là thói quen của nhiều mẹ khi cho bé ăn dặm. Sợ bé dễ bị hóc hoặc mắc nghẹn, không chỉ hầm xương lấy nước, nhiều mẹ còn “cẩn thận” nghiền rau, xay thịt lấy nước nấu cháo cho con với hy vọng bé hấp thu được hết phần “tinh hoa” được chắt lọc trong nước. Thực tế, điều này chỉ phù hợp với bé trong vài ngày đầu, sau đó cần cho trẻ ăn hết cả phần cái của thịt, cá, rau… thì mới bảo đảm chất dinh dưỡng cho trẻ tăng trưởng.
Cho bé ăn dặm không đúng thời điểm
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em, thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi. Sai lầm của nhiều phụ huynh là cho con ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn so với thời điểm có thể bắt đầu. Nếu cho bé ăn dặm quá sớm, trước 6 tháng tuổi: Do hệ men tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, trẻ sẽ khó khăn trong việc hấp thụ thức ăn, trẻ sẽ bị khó tiêu, gây nên tình trạng ít bú mẹ. Vì vậy mẹ hãy cho bé ăn dặm khi con đủ 6 tháng, lúc này đường tiêu hoá của bé đã sẵn sàng tiếp nhận những thức ăn khác ngoài sữa.
Xay nhuyễn thức ăn
Thông thường rất nhiều mẹ có suy nghĩ xay nhuyễn thức ăn khi cho bé ăn để hạn chế nguy cơ bị hóc, sặc, nhưng điều đó hoàn toàn là sai vì xay nhuyễn thức ăn khiến bé không được học cách nhai, chỉ biết nuốt chửng, từ đó không cảm nhận được mùi vị thức ăn, dẫn đến nhanh chán. Lâu dần có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn, lười ăn ở trẻ
Thời gian ăn quá lâu
Chiều chuộng, kéo dài bữa ăn 1 đến 2 tiếng là tình trạng phổ biến xảy ra nhiều nhất ở các mẹ Việt chỉ vì muốn con ăn được nhiều, nhưng điều đó là hoàn toàn sai lầm. Theo các chuyên gia thời gian ăn của bé chỉ nên kéo dài nhiều nhất là 30 phút, dù bé ăn được nhiều hay ít.
Nếu quá 30 phút mẹ nên dừng lại không cho bé ăn nữa vì thời gian ăn kéo dài sẽ làm cho thức ăn nguội, mất chất dinh dưỡng khiến bé chán ăn. Hơn nữa bữa ăn kéo dài khiến thời gian tới bữa sau quá ngắn, bé còn chưa kịp cảm thấy đói. Vòng luẩn quẩn này khiến bé ngày càng không muốn ăn. Vì vậy mẹ không nên cho bé ăn quá lâu.
Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung thêm các thực phẩm chức năng có tác dụng kích thích hệ tiêu hoá giúp trẻ ăn ngon và làm tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng cho bé.
Bình luận của bạn