- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
- Kinh nghiệm nuôi con
Sữa ngoài vẫn có thể giúp bé phát triển bình thường (Ảnh: Internet)
Phải làm gì khi trẻ bị dị ứng sữa ngoài?
Đề phòng thiếu vitamin K ở trẻ nuôi bằng sữa mẹ
Dưới 20% trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ
Giảm nguy cơ mắc bệnh tự kỷ bằng sữa mẹ
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Nhưng thực tế cho thấy, có nhiều trẻ sinh ra không được bú sữa mẹ do mẹ không đủ sữa, hoặc vì lý do nào đó như bệnh tật… nên phải nuôi con bằng sữa ngoài. Rất nhiều loại sữa công thức có chứa vitamin, khoáng chất thiết yếu được tìm thấy trong sữa mẹ, giúp bé phát triển bình thường, chỉ cần mẹ nằm lòng những nguyên tắc dưới đây!
1. Không pha sữa khi chưa tiệt trùng bình
Trước khi pha sữa, cần tiệt trùng bình để loại bỏ vi khuẩn. Cách tiệt trùng đơn giản nhất là đun bình sữa trong nước sôi khoảng 5 phút (đối với bình sữa mới); Cọ rửa bình với nước ấm và dung dịch dùng để cọ rửa bình (đối với bình sữa vẫn đang sử dụng).
2. Không dùng sữa đặc thay thế sữa bột
Giá trị dinh dưỡng của sữa đặc không bằng sữa bột. Nếu cho trẻ ăn sữa đặc lâu dài sẽ khiến trẻ bị nhẹ cân, thiếu chất dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin…
Dùng muỗng có sẵn trong hộp, pha sữa đúng theo tỷ lệ của nhà sản xuất (Ảnh: Internet)
3. Không pha sữa quá loãng hay quá đặc
Mẹ không nên tự ý pha sữa loãng quá hoặc đặc quá, phải pha đúng theo hướng dẫn ghi trên hộp sữa và dùng đúng muỗng sữa có trong hộp.
4. Không thêm linh tinh vào sữa
Nhiều mẹ muốn bổ sung thêm đường hay các vitamin từ rau củ quả cho con nên đã thêm đường vào sữa, hay dùng nước hoa quả, rau củ để pha sữa. Điều này là vô cùng nguy hiểm, bởi các loại nước này không những phá vỡ tỷ lệ các chất dinh dưỡng có trong sữa, mà còn có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ, khiến trẻ bị ngộ độc.
5. Không pha sữa bằng nước quá nóng hay quá nguội
Pha sữa bằng nước quá nóng sẽ khiến các vitamin và khoáng chất có trong sữa bay hơi hoặc biến đổi, ngược lại nước quá nguội lại khiến sữa không tan hết, bị dính lại ở thành bình.
6. Không hâm sữa bằng lò vi sóng
Sức sóng của lò vi sóng không đều, có thể bình chưa kịp nóng mà sữa đã rất nóng, khiến các chất dinh dưỡng dễ bị bay hơi. Để hâm sữa, mẹ nên để bình sữa vào một nồi nước, đun lên đến khi đạt nhiệt độ thích hợp thì dừng lại.
Tốt nhất, nên dùng nước ấm khoảng 40 – 50 độ C để pha sữa. Mẹ nên thử nhiệt độ của sữa trước khi cho bé bú, bằng cách nhỏ vài giọt sữa lên mu bàn tay.
7. Không cho bé uống sữa “cũ”
Sữa “cũ” là sữa sau khi pha để quá 2 giờ trong nhiệt độ phòng. Mẹ nên bỏ đi lượng sữa thừa khi bé không bú hết, vì để lâu sữa có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
8. Không đổi sữa đột ngột
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, nếu mẹ thay đổi đột ngột sữa cho con có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa. Nếu muốn đổi sữa, mẹo nhỏ là: Mỗi ngày, mẹ giảm 1 bữa sữa cũ và thay bằng 1 bữa sữa mới, dần dần cho đến khi sữa mới thay thế hoàn toàn sữa cũ.
9. Không cho trẻ ăn sữa chua
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện, những vi khuẩn lên men có trong sữa chua có thể phá hoại chức năng tiêu hóa của trẻ, dễ khiến trẻ bị viêm dạ dày, viêm ruột. Tốt nhất, trên 6 tháng tuổi mới nên cho trẻ ăn sữa chua.
Trung bình lượng sữa cần cho bé là 50ml/kg/ngày. Trẻ dưới 6 tháng có thể cho 700 – 800 ml sữa mỗi ngày. Trẻ trên 6 tháng có thể cho 600 – 700 ml sữa mỗi ngày.
Bé dưới 6 tháng chia làm 8 bữa mỗi ngày. Từ 6 tháng đến dưới 9 tháng giảm còn 6 bữa mỗi ngày và từ 9 tháng trở đi giảm còn 4 bữa (sáng – trưa – chiều – tối).
Bình luận của bạn