Ợ nóng là triệu chứng điển hình nhất của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản
Làm sao để giảm ợ nóng khi mang thai?
Ho dai dẳng, khàn giọng: Dấu hiệu của trào ngược dạ dày - thực quản
6 lời khuyên ăn uống cho người bị trào ngược dạ dày thực quản
5 cách giúp bạn đối phó với chứng ợ nóng và trào ngược acid dạ dày
1. Ợ nóng là gì? có phải bệnh không?
Ợ nóng là thuật ngữ y học mô tả cảm giác nóng rát xuất hiện tại dạ dày sau đó lan lên vùng ngực và họng sau mỗi phản xạ “ợ” lên của cơ thể.
Ợ nóng không phải là bệnh mà thường là triệu chứng lâm sàng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
2. Ợ nóng khi mang thai
Có đến 80% bà bầu có dấu hiệu ợ nóng trong những tháng cuối thai kỳ khi em bé lớn hơn và những biến đổi nội tiết trở nên mạnh mẽ.
Hàm lượng hormone progesterone tăng cao ở mẹ bầu làm giảm trương lực cơ của cơ thắt thực quản dưới và làm chậm nhu động co bóp của dạ dày. Điều này khiến thức ăn bị ứ đọng, lên men, sinh khí tạo áp lực cho dạ dày và gây nên những cơn “ợ” kéo theo cả acid dịch vị làm tổn thương thực quản.
3. Nguyên nhân gây chứng Ợ Nóng
3.1 Thói quen ăn uống, sinh hoạt
● Ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ.
● Sử dụng thức ăn nhiều gia vị cay nóng, các thức uống có gas và chứa cồn.
● Lạm dụng thuốc tây, đặc biệt là các thuốc chống viêm nhóm NSAID và các Glucocorticoid.
3.2 Nguyên nhân bệnh lý
Thống kê cho thấy 90% các trường hợp ợ nóng, khó tiêu là do mắc bệnh về dạ dày.
● Viêm loét dạ dày
Tổn thương trên bề mặt niêm mạc dạ dày làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn, kích thích tăng tiết acid dạ dày và khiến nhu động co bóp bị rối loạn. Quá trình này làm dịch chứa trong dạ dày bị trào ngược gây cảm giác nóng rát, khó chịu.
● Ung thư dạ dày
Là một biến chứng nguy hiểm nhất mà những người bị bệnh dạ dày gặp phải. Ung thư dạ dày khiến người bệnh bị đau đớn, chức năng tiêu hóa bị sụt giảm, người bệnh thường xuyên bị nôn, buồn nôn, ợ hơi nóng, ợ chua, đắng miệng…
● Sỏi mật
Khi bị sỏi mật, dịch mật tiết ra không đủ, khiến lượng thức ăn dầu mỡ không được tiêu hóa hết kích thích niêm mạc đường ruột gây ra tình trạng nôn, buồn nôn, ợ nóng trào ngược.
● Trào ngược dạ dày
Theo nghiên cứu, trào ngược dạ dày thường do 3 yếu tố gây ra:
❖ Acid dịch vị tăng tiết
❖ Suy giảm trương lực cơ thắt thực quản dưới
❖ Rối loạn nhu động dạ dày
Khi áp suất dạ dày tăng liên tục làm cơ thắt thực quản dưới đóng mở nhiều lần hơn bình thường, tạo điều kiện cho acid và enzyme tiêu hóa thoát ra khỏi dạ dày, trào ngược lên thực quản. Chúng bào mòn và làm tổn thương niêm mạc thực quản gây ra cảm giác nóng rát.
Ngoài ợ nóng, người bị trào ngược còn bị ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, tức ngực…
Như vậy, để hết ợ nóng, ngoài việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, người bệnh cần điều trị dứt điểm các bệnh lý về dạ dày.
4. Nên ăn gì khi bị ợ nóng?
Một số thực phẩm hoặc món ăn có thể giúp bạn kiểm soát chứng ăn bị ợ nóng một cách hiệu quả.
● Chuối
● Cam thảo
● Kẹo cao su
● Rau có tính kiềm: súp lơ xanh, bông cải xanh, đậu xanh, măng tây, cần tây….
● Đu đủ
● Dưa hấu, dưa gang
● Bánh mì, bột yến mạch
Bánh mì là 1 trong những thực phẩm tốt cho người mắc chứng ợ nóng
5. Cách giảm, xử lý chứng ợ nóng
● Nước nha đam (lô hội), trà thảo mộc (trà hoa cúc, trà bạc hà…) có tính chất kháng khuẩn và rất dịu mát sẽ làm giảm chứng ợ nóng hiệu quả.
● Chia nhỏ bữa ăn giúp giảm bớt gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày từ đó ngăn chặn trào ngược cũng như những cơn ợ nóng.
● Ăn uống đúng giờ giúp tạo nhịp sinh học ổn định cho dạ dày, tránh bị kích thích tăng tiết acid dư thừa.
● Sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm trào ngược từ thiên nhiên:
Thảo dược tự nhiên có ưu điểm là ít tác dụng phụ, tính an toàn cao và hiệu quả lâu dài, bền vững. Bởi vậy, các sản phẩm bào chế từ thảo dược như Gastosic rất thích hợp với người bị trào ngược.
Nguồn bài viết: https://gastosic.vn/o-nong/
Gastosic là sự kết hợp của Nano curcumin (Viện Hàn Lâm KHCNVN) với 8 loại thảo dược chuyên biệt là Cúc la mã, Thương truật, Ngô thù du, Bán hạ bắc, Gừng, Cam thảo, Hậu phác, Hoàng liên. Gastosic hỗ trợ giảm trào ngược hữu hiệu, ngăn ngừa tái phát, biến chứng. Chỉ sau 1-3 tháng sử dụng, không chỉ chứng ợ nóng mà các triệu chứng trào ngược khác cũng thuyên giảm đáng kể và không còn xuất hiện.
Để được tư vấn chi tiết và miễn phí hãy gọi ngay đến tổng đài 1800 8019.
Xem thêm chi tiết về sản phẩm Gastosic TẠI ĐÂY.
Lưu ý: Giấy xác nhận quảng cáo số 00823/2017/ATTP-XNQC do Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cấp ngày 24/05/2017 cho Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Gastosic. Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Thông tin sản phẩm do thương nhân chịu trách nhiệm sản phẩm cung cấp!
Bình luận của bạn