Phòng tránh bệnh hô hấp ở trẻ mùa mưa lũ
Trẻ mắc bệnh hô hấp nhập viện tăng cao
Những sai lầm của cha mẹ khiến trẻ bị bệnh hô hấp
ImmuneGamma - bí mật triệu đô tiết lộ từ nhà nước Liên Xô
Bệnh hô hấp ở trẻ tăng cao
Trong những ngày qua, mưa lớn kéo dài tại các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là ở Quảng Ninh, đã gây thiệt hại lớn về người và của. Không dừng lại ở đó, tình trạng mưa lũ kéo dài, diễn biến thất thường còn dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, điều này gây ảnh hưởng vô cùng lớn đối với sức khỏe, nhất là trẻ nhỏ. Các bệnh liên quan đến đường hô hấp ở trẻ như: Cảm lạnh, viêm phổi, cảm cúm... là những vấn đề cần hết sức lưu ý khi mưa lũ kéo dài.
1. Cảm lạnh
Cảm lạnh thông thường là bệnh viêm đường hô hấp trên do virus rhino gây nên và rất dễ lây. Rhino bám vào bụi nước trong không khí và con người rất dễ hít phải. Hơn 100 loại virus rhino khác nhau có thể thâm nhập vào niêm mạc ở mũi và họng, kích thích một phản ứng miễn dịch gây sưng họng, đau đầu và khó thở. Những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh ở bé thường là: Ngứa họng, sổ mũi, tịt mũi và hắt hơi, sau đó là sưng họng, ho, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán ăn. Nước mũi của bé sẽ chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh và có màu vàng hoặc xanh.
Nếu bị nghẹt mũi, bé sẽ rất khó thở bằng mũi. Do đó, với bé đang bú sữa mẹ, việc cho bú sẽ khó khăn hơn. Bé vẫn chưa biết tự xì mũi cho đến khi được 4 tuổi. Vì thế, bạn nên thường xuyên xì mũi cho con. Khi bị ngạt mũi, bé rất khó để ngủ ngon cả đêm. Thông thường, cảm lạnh kéo dài khoảng 10 ngày nhưng với những bé nhỏ hơn, nó có thể kéo dài trong khoảng 2 tuần. Cảm lạnh thông thường sẽ tự nhiên biến mất, tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn chủ quan không chữa trị cho bé.
2. Cảm cúm
Thời tiết thay đổi cộng với sức đề kháng yếu khiến trẻ dễ bị cảm cúm. Đây là một loại bệnh do virus gây ra rất dễ lây qua đường hô hấp. Nó ảnh hưởng đến tất cả các nhóm tuổi, tuy nhiên trẻ em dễ mắc cảm cúm nhiều hơn so với người lớn.
Những triệu chứng thường thấy khi bị cảm cúm như nhức đầu, sốt cao, sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi... sẽ giúp cha mẹ nhận biết được bé đang mắc bệnh.
Đối với trẻ nhỏ, một cơn cảm cúm thông thường có thể nhanh chóng phát triển thành viêm khí phế quản, viêm phổi hay bệnh tật nghiêm trọng khác. Mặc dù trong nhiều trường hợp không bị biến chứng như vậy, mũi nghẹt vẫn có thể làm bé thở khó khăn và dẫn đến mất nước. Khi trẻ lớn hơn, bác sỹ có thể hướng dẫn điều trị ngoại trú tại nhà.
Ngoài cảm lạnh và cảm cúm, thời tiết thất thường còn gây nên các bệnh lý liên quan đến hô hấp như: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, dãn phế quản…
Chính vì vậy, phòng bệnh hô hấp trong những ngày "trở trời" như thế này phải gồm nhiều biện pháp, chủ yếu là tránh những yếu tố gây bệnh.
Phòng bệnh hô hấp mùa mưa cho trẻ
Vệ sinh môi trường
Đối với những địa phương bị ngập úng, cần đảm bảo thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật. Sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn cất. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.
Vệ sinh cơ thể
Thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm, thường xuyên cho bé rửa tay với xà phòng. Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9% (cần rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ).
Tránh các tác nhân gây bệnh
Không cho trẻ đi chơi dưới trời mưa, vầy nước, đi chơi quá khuya. Cho trẻ tránh xa những người ho, bị cảm cúm hay cảm lạnh. Tránh cho bé tới nơi có người đang hút thuốc lá. Những bé sống với người thân hút thuốc thường bị cảm lạnh và cơn cảm lạnh cũng kéo dài hơn.
Nếu trẻ bị ho, sổ mũi, cần cho trẻ đi khám bệnh ngay, nhất là đối với các trẻ dưới 5 tuổi, vì ở tuổi này, bệnh có thể trở nặng và để lại nhiều biến chứng. Đối với trường hợp trẻ chỉ bị ho, sổ mũi nhẹ, nhưng nếu không chữa trị đúng phương pháp có thể biến chứng thành: Suy hô hấp, khó thở, viêm khổi...
Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
Để phòng ngừa bệnh hô hấp nói chung, cần cho trẻ bú mẹ từ lúc mới sinh đầy đủ để tạo hệ miễn dịch tự nhiên. Trong thời gian cho con bú, người mẹ cần chú trọng đến những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Khi trẻ đến tuổi ăn dặm, bữa ăn của trẻ cần đầy đủ bốn nhóm: Tinh bột, đạm, rau, dầu thực vật. Bên cạnh đó cũng nên bổ sung dưỡng chất, đề kháng cho trẻ thông qua các thực phẩm tự nhiên có lợi hoặc thực phẩm chức năng.
Biết Tuốt H+
Bình luận của bạn