Phụ nữ mang thai chạy bộ nhẹ nhàng cần chú ý gì?

Chạy bộ nhẹ nhàng khi mang thai mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ và bé

Muốn nhanh có thai, sớm làm mẹ: Hãy dùng dầu hoa anh thảo ngay!

10 sai lầm thường gặp khiến bạn mãi chưa có thai

Bị phù khi mang thai – có nên uống ít nước?

Phụ nữ mang thai cần biết gì về tiền sản giật?

Theo Hiệp hội mang thai Hoa Kỳ, những phụ nữ mang thai thường xuyên chạy bộ nhẹ nhàng có thể tăng cân ít hơn và giảm thời gian chuyển dạ so với những người không chạy bộ. Tuy nhiên, bạn đừng chạy với cường độ giống như trước khi mang thai, tránh ảnh hưởng đến cả bản thân và thai nhi.

Để chạy bộ nhẹ nhàng một cách an toàn, bà bầu nên thực hiện những lời khuyên như dưới đây:

Bước 1

Trước khi có ý định chạy bộ, bạn nên hỏi ý kiến của bác sỹ sản khoa. Nếu trước đây, bạn thường xuyên chạy bộ thì bạn có thể tiếp tục chạy khi mang thai. Nếu trước đây bạn không chạy tập thể dục, thì việc chạy bộ khi mang thai sẽ không mấy an toàn.

Bước 2

Khi đi chạy, bạn nên mặc quần áo tập luyện thoải mái. Khi mang thai ngực có thể to hơn, bạn nên mặc một chiếc áo ngực thể thao. Hãy chọn quần áo được làm bằng chất liệu tự nhiên, thoáng khí giúp bạn thoải mái khi chạy bộ.

Bước 3

Bạn nên chạy quãng đường ngắn và bằng phẳng. Khi mang thai, bạn sẽ tăng cân, các khớp xương cũng giãn hơn do hormone relaxin - hormone chuẩn bị cho cơ thể chuyển dạ. Bạn nên nói với người thân việc bạn sẽ đi chạy bộ và luôn mang theo điện thoại di động để liên lạc khi cần. Hãy liên hệ với mọi người bất cứ khi nào bạn cảm thấy tình trạng sức khỏe không tốt. 

Phụ nữ mang thai nên chạy bộ nhẹ nhàng trên những con đường ngắn và bằng phẳng

Tránh chạy khi trời nắng nóng, bởi sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể gây nguy hiểm. Nếu trời quá nóng, bạn có thể chạy trên máy chạy bộ trong nhà. 

Bước 4

Nhớ mang theo nước và uống ít nhất từ 200 - 300ml sau 10 - 20 phút chạy. Mất nước có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai kỳ và gây ra các cơn co thắt. Vì vậy, bạn cần uống nước trong khi tập thể dục. Nước uống thể thao và nước được thêm một số hương vị hoa quả có thể giúp bổ sung nước, điện giải bị mất qua mồ hôi.

Bước 5

Hãy để ý đến cơ thể mình khi chạy, xem có thoải mái không. Đừng chạy quá nhanh đến mức phải thở hổn hển và cảm thấy mệt mỏi. Nếu bạn thấy các dấu hiệu cảnh báo như: Chuột rút, co thắt, chảy máu, tiết dịch âm đạo, buồn nôn, chóng mặt hoặc thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột, hãy ngừng chạy ngay và gọi cho bác sỹ sản khoa.

Bước 6

Nếu bác sỹ sản khoa khuyên bạn không nên chạy bộ, bạn nên tuân theo. Mặc dù chạy bộ nhẹ nhàng là bài tập an toàn trong khi mang thai nhưng cần cân nhắc vì nó vẫn có thể gây ra vấn đề cho sức khỏe. Ngoài chạy bộ, bạn có thể giữ dáng với các bài tập thể dục khác như đi bộ và bơi lội.

An Thu H+ (Theo Livestrong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp