Cha mẹ cần cẩn trọng trong việc sử dụng kháng sinh cho trẻ
Điều trị viêm mũi xoang ở trẻ có cần dùng kháng sinh không?
Tăng nguy cơ viêm ruột, hen khi trẻ dùng kháng sinh
Trẻ dưới 2 tuổi dễ béo phì khi dùng kháng sinh
Lạm dụng kháng sinh: Từ bỏ cơ hội chữa bệnh
Lạm dụng kháng sinh - Coi chừng rước bệnh vào thân
1. Tự ý sử dụng kháng sinh cho con
Kháng sinh chỉ có tác dụng đối với những bệnh do vi khuẩn, còn những bệnh do virus gây nên (như cảm lạnh, cúm mùa) thì cho dù có dùng kháng sinh nhiều đến mấy cũng không ăn thua. Uống vào không những không khỏi bệnh mà người càng mệt mỏi hơn do gan, thận phải mất công thải ra, ảnh hưởng tới chức năng của gan thận. Có nhiều bậc phụ huynh cứ thấy con ho, hay sốt là mua thuốc về bắt con uống, điều này càng làm cho hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm nhiều hơn và làm gia tặng tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ.
Khi bệnh của trẻ không cần uống nhưng cha mẹ vẫn bắt trẻ uống thì cơ thể trẻ lại mất công thải ra. Không những thế, kháng sinh đưa vào người là để diệt vi khuẩn gây bệnh lại vô tình diệt những vi khuẩn có lợi trong cơ thể.
Cha mẹ nên dùng thuốc kháng sinh cho con theo sự chỉ định của bác sỹ
Kháng sinh được ví như "của để dành", dùng khi bệnh nặng, nếu cứ lạm dụng nó thì sẽ đến lúc ngay cả vũ khí cuối cùng này cũng không thể cứu được.
Điều quan trọng nữa là loại thuốc dùng kèm có ảnh hưởng gì không. Thuốc cùng dùng có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của nhau vì thế có khi đơn ít thuốc lại nhanh khỏi.
2. Thấy đỡ bệnh là thôi không dùng
Khi thấy con không còn triệu chứng của bệnh hoặc đã giảm triệu chứng của bệnh thì cha mẹ thôi không dùng thuốc cho con. Đây là quan điểm sai lầm của nhiều bậc phụ huynh khi dùng thuốc cho trẻ. Bởi vì lúc này vi khuẩn trong cơ thể mới chỉ bị tiêu diệt một phần, bị yếu đi chứ chưa bị loại trừ hoàn toàn. Vì thế nếu cha mẹ bỏ không dùng thuốc cho con rất có thể vi khuẩn sẽ phục hồi lại và tiếp tục gây bệnh.
3. Thay đổi liên tục các loại thuốc kháng sinh
Kháng sinh cũng giống như nhiều loại thuốc cần có thời gian nhất định để phát huy tác dụng, không có loại kháng sinh nào vừa uống đã khỏi bệnh. Nhiều bậc cha mẹ cho con uống thuốc chưa hết liều nhưng thấy con không có dấu hiệu thuyên giảm nên lại yêu cầu bác sỹ đổi thuốc. Đây là điều không nên, vì sẽ gây ra tình trạng nhờn thuốc.
Sử dụng nhiều kháng sinh khiến hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm
Các bậc phụ huynh cần lưu ý nếu thuốc không có tác dụng thì cần xem xét đến các khía cạnh như đã tuân thủ đã đúng liều chưa, việc kê đơn đã đúng bệnh chưa, khả năng đáp ứng thuốc của cơ thể như thế nào....để có biện pháp xử lý phù hợp.
4. Không theo dõi phản ứng phụ khi sử dụng thuốc
Kháng sinh là loại thuốc đặc trị những bệnh lý nhiễm trùng, bên cạnh hiệu quả điều trị, phần lớn các thuốc kháng sinh đều dễ gây nguy cơ phản ứng phụ cho trẻ. Phản ứng phụ thường gặp là dị ứng: ngứa ngáy khó chịu, nổi ban, thậm chí còn có thể gây sốc phản vệ, dẫn đến tử vong. Vì vậy khi sử dụng kháng sinh cho trẻ, cha mẹ cần đặc biệt chú ý tới các chống chỉ định của thuốc, ghi lại những tác dụng phụ không mong muốn này nếu có, thông báo với bác sỹ và để lần sau không sử dụng loại thuốc đó nữa.
Dưới đây là những nhóm nhóm thuốc kháng sinh có thể gây tác dụng phụ nặng nề cho trẻ:
-Nhóm aminosid, nhóm sulfamid gây độc tính cho thận, gan làm vàng da; gây độc cho tai có thể dẫn đến điếc vĩnh viễn.
-Nhóm negram, nitrofurantoin, rifamixin có thể gây vàng da, nhiễm độc gan.
-Nhóm bactrim dễ gây vàng da và độc cho thận.
-Nhóm chloramphenicol gây độc cho máu,
-Tetraxyci, Doxycycline, Minocyline ảnh hưởng xấu tới hàm răng của trẻ
Một số sản phẩm TPCN các bậc cha mẹ có thể cho các bé sử dụng nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ: Kidsmune, Bigbb, Kidsmune New, siro tăng đề kháng Ích Nhi.... Cha mẹ cần lưu ý trước khi sử dụng là : Các sản phẩm trên không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn