- Chuyên đề:
- Giảm ham muốn tình dục
Suy giảm ham muốn là dấu hiệu nồng độ testosterone trong máu đang bị thấp
Đái tháo đường type 2: Thủ phạm gây suy giảm tình dục
Bệnh đái tháo đường có “làm hỏng” ái ân?
Trẻ hóa ham muốn: Làm liền tay, thực hiện ngay
Phụ nữ bị giảm ham muốn tại sao lại cần bổ sung hormone nam?
Mức testosterone như thế nào được coi là bình thường?
Cả nam giới và phụ nữ đều sản xuất hormone testosterone. Tuy nhiên, testosterone được gọi là “hormone nam” bởi nó đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của tinh trùng, quyết định tới sự tăng trưởng lông tóc, giọng nói, khối lượng cơ bắp và sự trưởng thành của bộ phận sinh dục.
Mức testosterone khác nhau với từng độ tuổi. Nhìn chung, một người đàn ông trưởng thành được coi là có nồng độ testtosterone thấp trong máu nếu chỉ số ở mức dưới 300 nanograms mỗi deciliter (ng/dL).
Dấu hiệu nhận biết nam giới bị suy giảm testosterone
Testosterone thấp trong máu là tình trạng mà cơ thể không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết để thực hiện các chức vốn có. Dấu hiệu nam giới bị suy giảm testosterone có thể là:
Mệt mỏi, cáu kỉnh: Nghiên cứu cho thấy, tâm lý cũng chịu chi phối bởi nồng độ testosterone và việc suy giảm sẽ tác động tiêu cực tới cảm xúc của một người đàn ông.
Rối loạn chức năng cương dương: Testosterone thấp trong máu sẽ ảnh hưởng tới khả năng cương cứng của dương vật khi giao hợp.
Thay đổi trạng thái cương sinh lý: Nam giới sẽ yếu cương cứng, thậm chí không cương trong khi ngủ.
Giảm ham muốn tình dục: Suy giảm testosterone làm cánh mày râu không còn thiết tha tới “chuyện ấy” kể cả khi bạn tình chủ động muốn thân mật.
Ngực to: Testosterone suy giảm, estrogen lấn áp có thể làm vú tăng trưởng kích thước một cách bất thường.
Rụng lông tóc: Lông tóc trên cơ thể rụng vô cớ và lâu mọc lại là bằng chứng cho thấy testosterone hoạt động không hiệu quả.
Rụng tóc ở nam giới có thể là do suy giảm nồng độ testosterone trong máu
Tăng lượng mỡ trong cơ thể: Mức testosterone thấp trong máu sẽ làm cho khối lượng mỡ gia tăng ngay cả khi nam giới vẫn có chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn.
Mất ngủ: Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra, suy giảm testosterone đóng góp một phần gây ra chứng mất ngủ cùng nhiều bệnh lý rối loạn giấc ngủ khác.
Khối lượng cơ giảm: Với nam giới tập thể hình, sự hao hụt testosterone làm cho việc tập luyện không có hiệu quả cho dù bạn đã tuân thủ chặt chẽ các bài tập, chế độ dinh dưỡng cộng nghỉ ngơi.
Nguyên nhân làm suy giảm testosterone
Ở nam giới, các lý do có thể gây suy giảm testosterone là: Lối sống ít vận động, hút thuốc lá, lạm dụng rượu và chất kích thích, cholesterol cao, tăng huyết áp, thừa cân béo phì, mắc bệnh di truyền như hội chứng Klinefelter, hội chứng Down, bệnh ở vùng dưới đồi, tuyến yên hoặc các bệnh mạn tính như bệnh gan, đái tháo đường, ung thư, tinh hoàn bị tổn thương, sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc steroid đồng hóa…
Nếu bị suy giảm testosterone, nam giới nên làm gì?
Đi khám bác sỹ và làm xét nghiệm máu để xác định mức độ testosterone cụ thể hiện tại là điều đầu tiên nam giới cần làm. Thông thường, các bác sỹ sẽ hướng dẫn bạn thay đổi sinh hoạt cộng chế độ ăn uống để cơ thể có thể tự tăng tiết tesosterone. Liệu pháp thay thế testosterone có thể được sử dụng nếu bác sỹ thấy cần thiết. Tuy nhiên, biện pháp này thường có tỷ lệ rủi ro nhất định, trong khi để an toàn hơn, bạn có thể tham khảo sử dụng thực phẩm chức năng có thành phần từ các dược liệu quý thúc đẩy cơ thể sản xuất tesosterone tự nhiên.
M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Thông tin chi tiết vui lòng truy cập website www.sinhlynam.vn hoặc gọi hotline 19006436 để được tư vấn trực tiếp.
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1732/2014/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn