Mì ăn liền không tốt cho cả trẻ em và người lớn
Trẻ em không nên ăn quá 6 thìa đường mỗi ngày
Trẻ em ăn trứng hàng ngày có sao không?
Ăn nhiều mì tôm - Chưa thấy lợi đã thấy tử thần
Không gói mì tôm nào an toàn cho thận cả!
1. Chứa bột mì tinh chế là chủ yếu
Mì ăn liền có thành phần chủ yếu là bột mì tinh chế (maida) nên chứa ít vitamin và khoáng chất thiết yếu. Chính vì vậy, mì ăn liền thiếu dinh dưỡng và không đem lại hàm lượng calo cho cơ thể.
Mì ăn liền có thành phần chủ yếu là bột mì tinh chế
2. Chứa chất béo chuyển hóa
Trong quá trình chế biến, mì ăn liền được chiên giòn trong dầu mỡ để kéo dài thời hạn sử dụng lâu. Những chất béo chuyển hóa này có thể khiến trẻ tăng cân không mong muốn.
3. Được phủ bằng sáp
Mì ăn liền được phủ sáp (mỡ) trong quá trình sản xuất. Sáp giúp tạo ra kết cấu bóng mịn cho mì, nhưng sáp cũng có thể gây hại cho trẻ em, dẫn đến tổn thương gan.
Sáp phủ lên mì ăn liền có thể gây hại cho trẻ em
4. Chứa propylene glycol
Propylene glycol được thêm vào mì ăn liền để giữ độ ẩm của mì. Tuy nhiên, đối với mọi người, đặc biệt là trẻ em, propylene glycol có thể tích tụ nhanh chóng trong tim, gan, thận và gây tổn thương cho các cơ quan này.
5. Chứa lượng lớn bột ngọt (MSG)
Bột ngọt có thể giúp gia tăng hương vị cho món ăn. Nhưng theo các nhà nghiên cứu, bột ngọt có hại cho cả trẻ em và người lớn, ăn nhiều bột ngọt có thể bị tổn thương não.
6. Chứa hàm lượng natri cao
Muối thường được thêm vào mì ăn liền để tăng thời hạn sử dụng của mì. Hấp thụ quá nhiều natri (có trong muối) có thể gây tổn hại các bộ phận quan trọng như tim, gan và thận của trẻ.
7. Mì ăn liền, mì tôm chứa một số hóa chất độc hại khác
Một số sản phẩm mì ăn liền được đóng gói trong cốc nhựa, hộp nhựa chứa một số chất hóa học như dioxin và chất làm dẻo. Khi bạn thêm nước nóng để làm chín mì, những hóa chất này có thể bị rò rỉ ra và thấm vào mì, nếu ăn vào sẽ có khả năng gây ung thư.
Bình luận của bạn