Ăn nhiều mì tôm - Chưa thấy lợi đã thấy tử thần

Mỗi người chỉ nên ăn mì tôm tối đa 1 - 2 lần/tuần

Cảnh báo: Dân Việt ăn mỳ ăn liền nhiều thứ 2 thế giới

Ăn mỳ ăn liền như thế nào để ít hại sức khỏe?

"Nghiện" mỳ tôm, dễ bị ung thư trực tràng

5 lý do để bạn nên hạn chế ăn mỳ tôm!

Một tháng ăn 50 gói mì ăn liền, có sao không?

Theo ThS. BS Trần Ngọc Lưu Phương - Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, với tần suất ăn 50 gói/tháng, tức là trung bình một ngày bạn ăn gần 2 gói mì là quá nhiều, chiếm khoảng 1/3 nhu cầu năng lượng hàng ngày. Nhưng vì tỷ lệ tạo thành năng lượng từ thành phần trong mì gói không hợp lý về cân bằng dinh dưỡng nên dễ dẫn đến thừa cân, béo phì hoặc suy dinh dưỡng.

Với tần suất ăn mì 50 gói/tháng, người ăn nên kiểm tra huyết áp, điện tim, siêu âm thận, chức năng thận vì có thể bạn ăn dư thừa muối mà không biết. Bạn cũng nên đi kiểm tra về đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, đo cân nặng, chiều cao xem hợp lý hay chưa. Nếu bạn thường gặp các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, táo bón thì nên đi kiểm tra về dạ dày và đại tràng.

Để đảm bảo hợp lý cho nhu cầu dinh dưỡng cũng như an toàn cho sức khỏe, bạn nên ăn tối đa mì ăn liền từ 1 - 2 lần/tuần, mỗi lần 1 gói. Khi ăn mì ăn liền cần lưu ý, nấu mì với nước sôi một lần rồi đổ nước đó đi. Sau đó, nấu gói mì với nước sôi lần thứ hai rồi mới ăn. Cách làm này giúp giảm bớt những chất bảo quản còn tồn trong sợi mì (mặc dù những chất bảo quản này hoàn toàn an toàn và được phép sử dụng). Nếu có thể, nên nấu mì cùng với rau xanh, ít thịt để bổ sung thêm dinh dưỡng.

Tác hại của việc ăn nhiều mì ăn liền

Thiếu dinh dưỡng: Mì ăn liền chỉ chứa năng lượng chủ yếu từ chất béo và tinh bột. Dùng nhiều mì ăn liền khiến bạn bị mất cân bằng dinh dưỡng và béo bụng do tiêu thụ nhiều tinh bột.

Bệnh tim mạch: Bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. Nguyên nhân là do chất béo có hại có trong mì ăn liền, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.

Hại thận: Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn đương nhiên làm hại thận.

Loãng xương: Trong mì ăn liền có chứa nhiều phosphate giúp cải thiện mùi vị, tuy làm ngon miệng nhưng lại dễ gây loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi.

Ung thưMì ăn liền chứa nhiều phụ gia, màu thực phẩm, chất béo bão hòa, quá nhiều muối… Các nghiên cứu kết luận rằng mì ăn liền có khả năng gây ung thư nếu ăn nhiều trong thời gian dài.

Trần Ngọc H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng