- Chuyên đề:
- Táo bón ở trẻ em
Chứng táo bón ở trẻ em cần được điều trị kịp thời
Phòng táo bón cho trẻ trong những ngày nghỉ lễ
Chăm con không lo táo bón
[Inforgraphics]: 5 tư thế yoga giảm khó tiêu và táo bón
Hiểu đúng về chứng táo bón ở trẻ sơ sinh
Vòng luẩn quẩn táo bón – biếng ăn – còi cọc – miễn dịch kém ở trẻ nhỏ
Hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò vô cùng quan trọng với đường tiêu hóa, đặc biệt ở đại tràng. Có đến 400-500 loại vi khuẩn có ích trong đường ruột, có nhiệm vụ biến đổi chất xơ thực phẩm, thức ăn chưa tiêu hóa hết ở ruột non thành acid lactic, acetic, butyric, hàng loạt vitamin, acid amin, men, hormone và các chất dinh dưỡng quan trọng khác… Nhờ quá trình biến đổi này, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn. Trong môi trường hoạt động của đại tràng, các vi khuẩn có ích có khả năng “đè bẹp” nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Hệ vi sinh đường ruột bị xâm hại khiến miễn dịch của trẻ bị suy yếu
Chứng táo bón có thể khiến trẻ nhỏ luôn bị bứt rứt, khó chịu, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, từ đó khiến trẻ ăn uống kém ngon miệng. Táo bón kéo dài mà không được điều trị còn có thể gây bệnh trĩ, gây nứt hậu môn, chảy máu, phình tĩnh mạch hậu môn...
Cơ thể trẻ bị đau yếu, thiếu máu, mệt mỏi, dẫn đến ăn uống kém, suy nhược cơ thể càng làm tình trạng biếng ăn ngày một nặng thêm. Không chỉ vậy, táo bón còn gây tích tụ chất độc trong phân ở ruột và đại tràng, có thể sẽ hấp thu ngược trở lại vào máu và gây hại cho sức khỏe của trẻ. Biếng ăn do táo bón khiến cơ thể thiếu chất, suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, khiến trẻ ngày càng trở nên còi cọc.
Một khi hệ vi sinh đường ruột của trẻ bị xâm hại, hệ miễn dịch của bé trở nên kém hơn. Trẻ suy dinh dưỡng có nguy cơ kém phát triển cả về thể chất và trí não.
Khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ em
- Cho trẻ uống nhiều nước: Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng cần uống 200 – 300ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000ml nước/ngày. Cho trẻ ăn nhiều rau củ quả.
Trẻ cần uống nhiều nước để chống táo bón
- Với trẻ đã ăn dặm nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ. Với trẻ lớn không nên cho bé ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm hay ăn nhiều bánh kẹo ngọt, uống nước có gas...
- Nếu trẻ đang bú mẹ mà mẹ cũng bị táo bón thì mẹ cần điều trị táo bón bằng cách: uống khoảng 2,5 – 3 lít nước/ngày. Ngoài ra, mẹ nên ăn nhiều rau củ quả có tính chất nhận tràng, có thể ăn thêm sữa chua hàng ngày.
- Nếu trẻ bú sữa ngoài có thể chọn cho trẻ loại sữa có bổ sung thêm chất xơ. Nếu trẻ dưới 1 tuổi, cha mẹ có thể xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái, ngày 3-4 lần vào giữa 2 bữa để làm tăng nhu động ruột.
- Với trẻ lớn, nên cho trẻ chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn. Mẹ cũng nên tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ như buổi sáng hay sau bữa ăn.
Giải pháp đột phá trong hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ em
Nếu áp dụng các biện pháp kể trên mà tình trạng táo bón ở trẻ vẫn không thuyên giảm, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng cốm Pubokid Gold – sản phẩm chứa thành phần ImmuneGamma - một phát minh mới của công nghệ sinh học Hoa Kỳ, giúp phục hồi và tái tạo các niêm mạc tổn thương, đặc biệt là niêm mạc đại tràng tổn thương do táo bón dài ngày; Kết hợp cùng các thành phần thảo dược như cao dền gai, cao đơn kim, cao huyền sâm giúp giải quyết tận gốc tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, các thành phần như lysine, kẽm, magie trong Pubokid Gold cũng giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất và hấp thu canxi cho trẻ phát triển toàn diện.
Hoài Thương H+
Bình luận của bạn