- Chuyên đề:
- Táo bón ở trẻ em
Trẻ có thể bị trĩ do táo bón kéo dài
Trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón phải làm sao?
Hiểu đúng về chứng táo bón ở trẻ sơ sinh
6 điều không bao giờ nên làm khi bị táo bón
Chăm sóc trẻ mẫu giáo bị táo bón
Phát sốt vì con bị trĩ do táo bón lâu ngày
Theo lời kể của chị Hương (Nam Định), bé Bắp nhà chị mới đi học mẫu giáo, chế độ ăn uống ít rau nên hay bị táo bón. Hiện tại, một phần hậu môn của bé bị lồi ra. “Mẹ cháu không biết tả thế nào nữa, kiểu như bị lòi dom, sợ quá!” Trước đây, khi chưa đi học thì ở nhà bé đi ngoài rất đều, 1 ngày thường đi 1-2 lần. Nhưng từ khi đi học, bé rất hay đòi đi lắt nhắt, mỗi lần lại rặn, đỏ mặt tía tai…
Cùng hoàn cảnh với chị Hương, chị Huyền (Bắc Ninh) tâm sự:“Bé nhà em mới 3 tuổi đã bị trĩ ngoại do táo bón kéo dài. Hỏi ra mới biết, lúc gửi cháu ở nhà trông trẻ thì cháu nào cũng bị táo do họ chỉ cho ăn canh với trứng, thịt chứ không có rau. Em đã áp dụng đủ các cách mà bé không đỡ. Cho bé uống thuốc khi sút cân nghiêm trọng mà không có tác dụng mấy.”
Cẩn trọng khi trẻ bị táo bón kéo dài
“Con mình thỉnh thoảng lại bị táo bón, đầu phân hơi rắn là đã chảy máu, máu chảy thành dòng. 2 ngày nay đi ngoài xong thì lại lòi ra một miếng đỏ ửng nhìn thương lắm!”, chị Hằng (Hải Phòng) chia sẻ.
Theo lời kể của chị Duyên (Nghệ An), mẹ của một bé gái năm nay 4 tuổi. Từ lúc nhỏ xíu, bé đã hay bị táo. Chị đã cho bé ăn chuối, uống nước các kiểu nhưng tình hình không cải thiện là bao. “Gần đây, ở hậu môn của bé mọc ra một cục bằng nửa hạt đậu xanh, nó như miếng da thừa, không gây đau. Nhưng đến hôm kia, tự dưng cái cục đó sưng to và đỏ lên, con bé kêu đau, không đứng bình thường được. Cả nhà mình lo phát sốt!”
Làm gì khi con bị trĩ do táo bón?
Theo Livestrong.com, dù là bệnh phổ biến nhất sau lứa tuổi 30, nhưng nhiều trẻ cũng có thể sẽ phải đối mặt với bệnh trĩ - tình trạng các mạch máu mở rộng, phồng lên bên trong và xung quanh hậu môn và trực tràng. Bệnh trĩ thường gây chảy máu trong lúc đi ngoài, gây ngứa hoặc đau quanh hậu môn. Em bé mắc bệnh trĩ có thể bị dính máu trên giấy vệ sinh khi đi ngoài. Một số biện pháp điều trị tại nhà có thể khắc phục tình trạng này:
- Cho bé tắm bằng nước nóng hàng ngày, rửa vùng hậu môn bằng nước ấm. Không nên dùng xà phòng vì có thể kích ứng.
- Cho bé ngồi ngâm vào chậu nước ấm 10 – 15 phút, khoảng 2-3 lần/ngày.
- Hướng dẫn bé lau hậu môn bằng khăn sạch, mềm mại, không mùi, ẩm ướt như giấy ướt của em bé sau khi đi ngoài.
- Chườm lạnh hậu môn. Nhờ bác sỹ tư vấn xem có nên cho bé dùng acetaminophen để giảm đau hay không, liều lượng ra sao. Tham khảo ý kiến của bác sỹ về việc sử dụng kem trị bệnh trĩ.
- Nếu tình trạng bệnh cải thiện trong vòng 2 tuần hoặc bé bị chảy máu nghiêm trọng, hãy cho bé đi khám ngay.
Cũng cần lưu ý rằng:
Một chế độ ăn thiếu chất xơ có thể là nguyên nhân khiến bé bị táo bón thường xuyên, phải căng cơ trong hoặc mất nhiều thời gian đi ngoài, từ đó dễ dẫn đến bệnh trĩ. Điều chỉnh chế độ ăn uống có khắc phục tình trạng này. Cha mẹ nên xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý, tập cho các bé ăn nhiều rau củ quả. Nếu đã bị bệnh trĩ, có thể cho bé uống một chút mật ong vào sáng sớm.
Nên cho trẻ ăn nhiều chất xơ
Khi trẻ bị táo bón thì phải xoa bụng cho bé để giúp đại tiện dễ hơn. Cần giữ vệ sinh vùng hậu môn bằng cách rửa nước chè, lá trầu không sau khi ngoài… Nếu phát hiện bé bị trĩ nặng cần đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám và nghe tư vấn về phương pháp điều trị kịp thời. Tập cho trẻ thói quen đi ngoài vào một thời điểm nhất định trong ngày, chẳng hạn như sáng sớm.
Cơ thể của trẻ em còn khá yếu nên cần được quan tâm để tránh những biến chứng nặng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ.
Để khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ, bạn có thể cho trẻ sử dụng cốm Pubokid chứa thành phần ImmuneGamma. Đây là chế phẩm công nghệ sinh học Hoa Kỳ được chiết xuất từ các vi khuẩn có lợi lành tính Lactobacillus fermentum. Khi sử dụng đường uống, trong khi những lợi khuẩn sống bị tiêu diệt phần lớn bởi acid dịch vị khi đi qua dạ dày, dẫn đến giảm hoạt lực thì ImmuneGamma® lại rất bền vững trong môi trường này. ImmuneGamma® giúp phục hồi và tái tạo niêm mạc ruột và đại tràng bị tổn thương. Nhờ đó đại tràng làm tốt nhiệm vụ hấp thụ nước từ thức ăn, mẹ sẽ không còn lo bé yêu táo bón tái đi tái lại nữa
Ngoài ra, sản phẩm cũng có chứa cao dền gai, cao đơn kim, cao huyền sâm giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, không bị đầy bụng vì phân ứ đọng, cải thiện cảm giác thèm ăn, giúp bé hết biếng ăn, chậm lớn.
Hoài Thương H+
Bình luận của bạn