Thức ăn hàn - nhiệt tác động đến hệ tiêu hóa và năng lượng của cơ thể
Muốn tránh xa bệnh tật, hãy ăn thực phẩm tần số cao!
Làm thế nào để kết hợp thực phẩm lên men trong bữa ăn mỗi ngày?
7 loại thực phẩm giúp tăng khả năng sinh sản cho phụ nữ
Nếu muốn trẻ phát triển chiều cao: Mẹ đừng quên 10 thực phẩm này
Theo Ayurveda, thực phẩm có thể được phân thành 2 loại: Ushna (nóng) và Shita (lạnh). Tính nóng hoặc lạnh của thực phẩm chủ yếu được xác định bởi ảnh hưởng của nó lên cơ thể con người. Do đó, trong khi chuẩn bị một bữa ăn, điều quan trọng là cần cân bằng các thực phẩm có tính hàn - nhiệt, nóng - lạnh để đảm bảo sức khỏe.
Thực phẩm nóng, tính nhiệt
Thực phẩm nóng giúp tiêu hóa tốt hơn, tạo cảm giác nhẹ nhàng cho cơ thể và trí óc. Thực phẩm nóng rất tốt cho tiêu hóa, làm tiêu tan dịch nhầy, nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra bệnh tật, như viêm dạ dày, loét, phát ban...
Các loại thức ăn có tính nhiệt cũng làm tăng sự thèm ăn của bạn, dẫn đến ăn uống vô độ và ợ nóng.
Thực phẩm có tính nóng giúp tiêu hóa tốt hơn
Thực phẩm có tính nhiệt, nóng là: Hành, atiso, tỏi, gừng, cải xoong, cà chua, ớt, mù tạt, ghee, chà là và dưa chua.
Thực phẩm lạnh, tính hàn
Thực phẩm có tính lạnh giúp bổ sung dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể. Chúng cũng làm tích tụ chất lỏng trong cơ thể, tạo ra cảm giác nặng nề.
Thực phẩm có tính hàn giúp làm mát cơ thể khi nhiệt độ bên ngoài nóng, nhưng lại khó tiêu hóa và làm cho hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả.
Bữa ăn cần cân bằng thực phẩm hàn - nhiệt
Các loại thực phẩm có tính hàn như măng tây, dưa chuột, dưa hấu, dừa, bông cải xanh, cam, vải, bí ngô, thì là...
Hầu hết các loại trái cây ngọt là thực phẩm có tính lạnh, trong khi quả chua lại là thực phẩm có tính nóng.
Bình luận của bạn