Thực hư video game có thể giúp tăng cường nhận thức

NeuroTracker - trò chơi rèn luyện khả năng nhận thức

Trẻ em chơi game bao lâu là đủ?

Chơi game 3D trên điện thoại có gây hại mắt?

Chơi game giúp xóa ký ức buồn?

Giảm cân trong 1 tuần chỉ nhờ... chơi game!

NeuroTracker là video game được phát triển sau 20 năm nghiên cứu của phòng Vật lý Tâm thần học Đại học Montreal, Canada. Các nhà phát triển game đã sử dụng công nghệ 3D để tạo ra những khối cầu màu vàng để kích thích chức năng não cơ bản. Theo đó, người chơi sẽ ngồi đối diện với một màn hình 3D và dõi mắt theo những chuyển động của khối cầu vàng trên màn hình đó.

CogniSens - công ty mẹ của NeuroTracker, cũng chỉ mới bắt đầu bán NuTrain -  một phiên bản khác của video game này. Theo đó, người tiêu dùng sẽ phải trả 229 USD/năm để có thể sử dụng thường xuyên.

Jocelyn Faubert là “cha đẻ” của NeuroTracker - trò chơi rèn luyện khả năng nhận thức

Jocelyn Faubert đánh giá, video game này có thể cải thiện sự chú ý, chức năng điều hành, tốc độ xử lý hình ảnh, âm thanh và nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, thay vì nhắm mục tiêu giải trí cho giới trẻ, đối tượng chính của NeuroTracker là các vận động viên thể thao. Chỉ cần 2 - 3 buổi huấn luyện mỗi tuần (mỗi buổi 6 phút) sẽ nhanh chóng cải thiện khả năng nhận thức ở các vận động viên, đặc biệt là các bộ môn như tennis, khúc côn cầu, bóng đá, bóng bầu dục, taekwondo…

Matt Ryan - cầu thủ xuất sắc nhất mùa giải NFL năm 2016 (Giải Bóng bầu dục Quốc gia Mỹ) tiết lộ, anh đã thực hiện huấn luyện với NeuroTracker ít nhất 3 lần một tuần. Câu lạc bộ bóng đá Manchester United bỏ ra 80.000 USD để cài đặt NeuroTracker trong cơ sở của mình. Bên cạnh đó, Liên đoàn Bóng đá Mỹ cũng đã tiến hành kiểm tra hơn 7.000 cầu thủ trẻ kể từ năm 2014 thông qua NeuroTracker.

Đã có hơn 550 cơ sở đào tạo vận động viên ưu tú trên toàn cầu áp dụng video game này trong huấn luyện

Không chỉ giúp đánh thức tiềm năng của các vận động viên, NeuroTracker còn là một thiết bị giám định, một phương tiện để ngăn chặn những ảnh hưởng của lão hóa, trợ giúp cho trẻ em bị hội chứng tăng động giảm chú ý, là bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau đột quỵ… Thậm chí, một nghiên cứu còn phát hiện ra rằng NeuroTracker có thể giúp các bác sỹ luyện tập thực hiện phẫu thuật nội soi.

Nhiều lợi ích là vậy, tuy nhiên, các chuyên gia và nhà phê bình game vẫn bày tỏ quan ngại trước những ảnh hưởng thực tế của video game này. Họ tin rằng các đội thể thao rất có thể đã rơi vào “bẫy quảng cáo” của nhà phát hành game.

“Tôi buộc phải hoài nghi rất nhiều về bất kỳ chương trình đào tạo nhằm thúc đẩy sự phát triển của các thị giác, tri giác, chức năng nhận thức chung chung”, A. Mark Williams - Chủ tịch Sở Y tế, Nghiên cứu Vận động và Vui chơi giải trí thuộc Đại học Utah (Mỹ) cho biết.

Các nhà phê bình cho rằng NeuroTracker chỉ đơn giản là trò chơi giúp truyền cảm hứng không hơn không kém và nó sẽ không liên quan tới thế giới thực hay những thành tích mong đạt được trong thể thao. Hơn nữa, vẫn chưa có nhiều những bằng chứng xác thực chứng minh video game có những tác động tới sức khỏe như trên.

Tuy nhiên, cảm hứng từ chơi game và những thành tích ở đời thực có rất nhiều mối liên hệ ràng buộc (cả tốt lẫn xấu). Chính vì vậy, để đánh giá NeuroTracker thực sự có lợi ích trong tăng cường nhận thức hay không còn tùy thuộc vào cách vận dụng và cảm giác của mỗi người. 

Biết Tuốt H+ (Theo NYT)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp