- Chuyên đề:
- Táo bón ở trẻ em
Trẻ bị táo bón thường dễ cáu gắt
Trải nghiệm của ông bố chăm con táo bón
Mẹ nên làm điều này để bé hết ngay táo bón, khôn lớn từng ngày!
Cách trị táo bón nhanh nhất ở trẻ tiểu học (6 - 8 tuổi)
Giảm táo bón hiệu quả bằng cách sử dụng dầu thầu dầu
Thụt hậu môn làm táo bón nặng thêm
Trẻ có thể bị táo bón khi có những biểu hiện như giảm số lần đại tiện bình thường, đi tiêu khó và đau do phân rắn hoặc quá to. Táo bón ở trẻ em nếu kéo dài có thể ảnh hưởng nhiều đến thể trạng, khiến bé biếng ăn, chậm lớn…
Theo các chuyên gia, thụt tháo chỉ nên là biện pháp cuối cùng nên áp dụng trong điều trị táo bón ở trẻ em.
ThS.BS Doãn Thị Tường Vi, phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cho hay, không nên lạm dụng thụt cho trẻ sơ sinh. Bởi lẽ, khi bé bị thụt nhiều lần, lâu dần sẽ làm suy yếu cơ thắt vòng hậu môn, về sau bé dễ bị mắc bệnh đi ngoài không tự chủ (ị đùn). Nếu bạn làm mọi cách mà không đỡ thì cần cho bé đi khám nhi để xác định bé có bị mắc bệnh lý về đại tràng không.
Thụt hậu môn làm tăng nguy cơ viêm hậu môn ở trẻ
Với trẻ lớn (từ 2-6 tuổi), thụt hậu môn nhiều lần có thể làm tăng nguy cơ viêm hậu môn, gây đau rát, khiến trẻ có thói quen nín nhịn, càng dễ gây ra chứng táo bón. Theo ThS. DS Trương Minh Đạt (Tạp chí Sức khỏe nhi khoa), tuyệt đối không được lạm dụng hình thức này vì niêm mạc trực tràng rất mỏng và có hệ mạch máu dày đặc, khi thụt gây tổn thương niêm mạc trực tràng, chảy máu, nhiễm trùng trực tràng và trẻ mất phản xạ đi cầu tự nhiên, gây phình trực tràng. Do đó tình trạng táo bón sẽ trầm trọng hơn, ảnh hưởng sức khoẻ và sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, khiến trẻ bị suy giảm sức đề kháng và hay ốm vặt... Một số trường hợp thụt hậu môn bằng các phương thức dân gian còn gây viêm nhiễm hậu môn.
Giải pháp hiệu quả chống táo bón ở trẻ em
Đối với trẻ sơ sinh, nếu bé bú mẹ hoàn toàn thì ít bị táo bón, mỗi ngày đi ngoài khoảng 3-5 lần, phân sệt hoặc hoa cà hoa cải. Khi mẹ cho ăn thêm sữa ngoài, có thể sữa không hợp với bé nên dẫn đến bé bị táo bón nên mẹ có thể đổi sữa cho bé.
Mẹ cho con bú cần ăn uống đa dạng thực phẩm, ngủ đủ giấc để có nhiều sữa cho con bú, bé bú càng nhiều thì kích thích sữa về nhiều. Mẹ chỉ nên cho bé uống sữa công thức sau khi cho con bú kiệt cả 2 bầu sữa mẹ mà bé vẫn chưa no. Cũng có thể cho trẻ bổ sung thêm men vi sinh và chất xơ hòa tan, song cần tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ. Hàng ngày, bạn có thể xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ vào lúc đói, mỗi lần 5 phút. Luyện cho bé đi ngoài hàng ngày đều đặn.
Đối với trẻ lớn (từ 2-6 tuổi), cha mẹ nên áp dụng nguyên tắc “vàng” để tránh táo bón cho trẻ như điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen đi vệ sinh vào một giờ nhất định, tăng cường vận động và uống nhiều nước.
Chú ý cho trẻ tránh ăn các loại thức ăn gây táo bón như hồng xiêm, ổi, cà rốt...; Ăn nhiều rau có chất xơ như rau mồng tơi, rau muống, rau dền, rau khoai lang, rau ngót, rau đay… và các loại thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, chuối, thanh long, cam... Bạn cũng có thể xoa bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ ngày 2 lần để tăng cường nhu động ruột để trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa táo bón cho trẻ em mà thành phần thường là chất xơ thiên nhiên, các loại lợi khuẩn đường ruột. Tiêu biểu trong số đó là cốm Pubokid Gold - sự kết hợp hài hòa giữa y học cổ truyền và hiện đại. Nhờ thành phần ImmuneGamma - phát minh vượt trội của công nghệ sinh học Hoa Kỳ giúp phục hồi và tái tạo các niêm mạc tổn thương, đặc biệt là niêm mạc đại tràng tổn thương do táo bón dài ngày ở trẻ nhỏ; Kết hợp với các thảo dược quen thuộc của y học cổ truyền như cao dền gai, cao đơn kim, cao huyền sâm, Pubokid Gold không chỉ đơn thuần giải quyết triệu chứng mà còn giúp giải quyết tận gốc chứng táo bón ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, Pubokid Gold còn chứa những thành phần như lysine, kẽm, magie giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và hấp thu canxi cho trẻ phát triển toàn diện.
Hoài Thương H+
Bình luận của bạn