Trẻ em rất dễ bị dị ứng hải sản
Bí quyết ăn hải sản không bị ngộ độc
Top thực phẩm cấm kỵ dùng chung với hải sản
Bí quyết ăn hải sản không bị ngộ độc
Ngộ độc mùa 'hải sản' - Không thể làm ngơ
Cá đồng tuy không chứa nhiều các acid béo chưa no như cá biển, nhưng cá đồng cũng chứa nhiều chất đạm quí, dễ hấp thu, lại ít gây dị ứng hơn cá biển, vì vậy khi mới bắt đầu ăn cá, các bà mẹ nên cho ăn cá đồng trước, nên chọn cá nạc ít xương như: Cá quả, cá trắm, cá trê..
Cá biển nên ăn cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá basa, các loại cá này chứa nhiều omega-3 (các acid béo chưa no rất tốt cho sự phát triển thần kinh và thị giác của trẻ, phát triển trí não giúp bé thông minh hơn).
Tôm cũng là thức ăn giàu đạm và calci, từ tháng thứ 7 trở đi, các bà mẹ có thể cho con ăn tôm đồng, tôm biển.
Cua đồng là thức ăn chứa hàm lượng calci cao, vì vậy nên cho trẻ ăn thường xuyên để cung cấp calci cho trẻ.
Các loại hải sản có vỏ như: Hàu, ngao, hến, trai… nên cho bé ăn khi đã 1 tuổi, dùng nước nấu cháo, còn thịt xay băm nhỏ, các loại hải sản này chứa nhiều kẽm, một vi chất quan trọng đối với trẻ em.
Hải sản thường giàu đạm và các dưỡng chất cần thiết khác. Hải sản cũng rất ít chất béo no và chứa acid béo không no omega-3, là chất béo thiết yếu cho cơ thể. Hải sản còn giàu vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B) và khoáng chất (calci, kẽm, sắt, đồng, kali…). Do đó, hải sản sẽ góp phần đa dạng cho chế độ ăn cân đối, khỏe mạnh và giúp trẻ tăng trưởng. Tuy nhiên, hải sản cũng ẩn chứa một số nguy cơ đối với sức khỏe.
Không nên cho bé ăn:
- Một số loại cá chứa hàm lượng thủy ngân và các chất ô nhiễm cao. Nên tránh ăn cá mập, cá kình, cá lưỡi kiếm (cá cờ), cá thu lớn, cá ngừ lớn.
- Điều quan trọng nhất là khi cho bé ăn hải sản, các bà mẹ phải chọn loại còn tươi, không ăn hải sản đã chết vì dễ gây ngộ độc thức ăn cho bé.
Bình luận của bạn