Khi trẻ bị côn trùng đốt cha mẹ cần thoa kem giảm viêm, chống ngứa cho trẻ
Sốt cao, bội nhiễm da vì kiến ba khoang đốt
Thuốc chữa sẩn ngứa do côn trùng đốt
7 loại tinh dầu giúp đuổi côn trùng hiệu quả
Côn trùng chui vào tai phải làm sao?
Dấu hiệu trẻ bị côn trùng đốt, cắn
Khi bị côn trùng cắn, đốt một số trẻ bị ngứa, sưng tấy và tự khỏi. Một số khác có cơ địa mẫn cảm thì vết đốt có thể bị sưng tấy và phù nề, đôi khi xuất hiện mụn nước gây đau đớn do cơ thể phản ứng với các dị nguyên từ vết cắn, lông của côn trùng. Vị trí các vết côn trùng đốt, cắn thường là mặt, môi và chân tay.
Một số trường hợp vết đốt của côn trùng có thể gây ra dị ứng cho trẻ
Làm gì khi bị côn trùng cắn?
Khi trẻ bị côn trùng đốt, cắn, trước tiên mẹ cần đưa trẻ rời khỏi khu vực có côn trùng. Rửa vết côn trùng đốt, cắn với nước và xà phòng để tránh bị viêm nhiễm. Cha mẹ có thể chườm đá lên vết sưng tấy do côn trùng đốt; Nếu vết thương ngứa và dùng kem bôi có chứa Hidrococtizon 1% từ 1 đến 2 lần mỗi ngày trong một vài ngày (theo chỉ định của bác sỹ). Nếu trẻ bị sốt và đau, dùng ibuprofen (Tylenol của trẻ em) hoặc acetaminophen (Advil của trẻ em) theo chỉ định của bác sỹ.
Nếu bé bị côn trùng đốt, cắn thì phụ huynh không nên áp dụng các biện pháp dân gian như thoa dầu xanh, chà chanh,... vì có thể gây kích ứng da hoặc nhiễm trùng. Thay vào đó, cần phân biệt mức độ nặng nhẹ của vết thương để xử lý phù hợp. Nếu vết thương nhẹ, có thể lấy ngòi độc bằng dụng cụ đã khử trùng, rửa sạch vết thương và bôi thuốc có thành phần kháng viêm, giảm ngứa. Tuy nhiên, nếu bé có các triệu chứng nặng hơn như sốt cao, đau nhức nhiều thì cần đưa bé đến cơ quan y tế để khám và điều trị kịp thời.
Trẻ thường bị sưng tấy da khi bị côn trùng cắn
Ngoài ra, tùy thuộc vào loài côn trùng mà cha mẹ có cách xử trí thích hợp:
- Với ruồi, muỗi, kiến... cha mẹ cần rửa kỹ vết đốt bằng xà phòng, sau đó có thể giảm nốt sẩn ngứa bằng cách lấy một cục đá chườm lên da khoảng 5 phút.
- Với bọ chét, chấy, ve chó thì trước tiên cần nhẹ nhàng bắt chúng ra sau đó rửa sạch vết cắn bằng xà phòng.
- Khi trẻ bị sâu róm đốt thì cần nhanh chóng dùng găng tay hay que cây gạt sâu róm ra, lấy hết lông sâu ra, sau đó rửa sạch da bằng xà phòng, chườm đá giảm sưng - ngứa và giảm đau, tránh gãi nhiều lên vết ngứa vì điều này có thể làm lông đâm sâu vào trong da.
- Nếu trẻ bị ong, kiến đốt cần rửa sạch vết thương, chườm đá rồi đưa tới bệnh viện để được bác sỹ cho uống thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh để làm dịu cơn đau, hoặc dán miếng dán hạn chế co mạch, tránh loét. Chữa trị sớm sẽ hạn chế được những biến chứng xấu của nọc độc côn trùng, nhưng dùng thuốc gì cũng cần được bác sỹ chuyên khoa da liễu khám và tư vấn điều trị.
Trẻ bị ong đốt vào mắt có thể bị mù
Một số lưu ý cần tránh khi bị côn trùng cắn, đốt
Không nên cho trẻ gãi, nặn hay chà xát vùng bị cắn. Điều này sẽ khiến cho nọc độc và các vi khuẩn xâm chiếm nhanh hơn.
Cha mẹ có thể ngăn chặn côn trùng chống muỗi bằng cách trồng các loại cây thảo dược như chanh, cây xả, hương thảo, húng quế, bạc hà, hoa hồng, phong lữ… quanh nhà hoặc đốt/xông các loại tinh dầu này trong nhà.
Hầu hết các vết côn trùng cắn thường ít nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bị côn trùng lạ cắn hoặc có những biểu hiện khác thường, bạn nên làm theo trình tự các bước xử lý khi bị côn trùng cắn đốt trẻ nhỏ và đưa trẻ đến bác sỹ để kiểm tra.
Bình luận của bạn