- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Sốt phát ban có thuốc nào điều trị?
Những điều cần lưu ý khi bị sốt phát ban ở người lớn
Bạn đã biết phân biệt sốt siêu vi, sốt phát ban và sốt xuất huyết?
Dễ nhầm sốt xuất huyết với sốt phát ban và sốt siêu vi
Khi nào co giật do sốt phát triển thành bệnh động kinh?
Tại sao trẻ bị phát ban sau khi sốt?
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, sốt là cơ thể phản ứng lại để chống lại nhiễm trùng. Sốt thực sự có ích cho cơ thể. Điều này có nghĩa là bạn nên giúp cho con của bạn cảm thấy thoải mái, không nhất thiết phải hạ sốt.
Mức độ sốt không phải lúc nào cũng tương quan với mức độ nghiêm trọng của bệnh, và sốt thường kéo dàu trong vòng vài ngày. Hãy hỏi bác sỹ khi trẻ bị sốt trên 38 độ C trong hơn 24 giờ.
Hầu hết các bác sỹ sẽ nói rằng bạn không nên lo lắng về việc hạ sốt cho trẻ trừ khi trẻ sốt trên 38 độ C liên tục.
Trẻ chập chững biết đi thường bị phát ban sau khi sốt. Nguyên nhân có thể do những vấn đề sau:
Roseola
Bệnh Roseola thường xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi. Nó thường bắt đầu với một cơn sốt cao, từ 38,8 đến 40,5 độ C. Cơn sốt kéo dài khoảng 3 – 7 ngày.
Ngoài sốt, trẻ có thể có những triệu chứng sau:
Biếng ăn;
Ho;
Sổ mũi.
Khi hạ sốt, trẻ sẽ bị phát ban đỏ và nổi trên bụng, lưng và ngực trong vòng 12 – 24 giờ sau khi sốt. Thông thường, tình trạng này không được chẩn đoán cho đến khi cơn sốt chấm dứt và phát ban nổi lên. Trong vòng 24 giờ sau khi hết sốt, đứa trẻ không còn lây nhiễm nữa và có thể trở lại trường học.
Trẻ bị phát ban sau khi sốt thường không nguy hiểm
Không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh Roseola. Nếu bị sốt cao, trẻ có thể bị co giật.
Bệnh tay chân miệng (HFMD)
HFMD là một bệnh do virus gây ra, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh bắt đầu với một cơn sốt, đau họng, ăn không ngon. Vài ngày sau cơn sốt, vết loét xuất hiện quanh miệng, gây đau đớn. Các đốm đỏ cũng có thể xuất hiện trong lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Một số trường hợp nghiêm trọng, vết loét có thể lan đến chân tay, mông, bộ phận sinh dục của trẻ.
Không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng, thường sẽ tự hết trong vòng 1 tuần. Để giảm đau cho bé có thể dùng thuốc giảm đau. Luôn hỏi ý kiến bác sỹ, chuyên gia trước khi cho trẻ dùng bất cứ loại thuốc nào.
Ban đỏ nhiễm khuẩn cấp
Một số cha mẹ nói rằng con của họ trông như “bị tát” bởi má bé ửng đỏ. Ban đỏ nhiễm khuẩn cấp là một bệnh nhiễm trùng khá phổ biến, thường nhẹ.
Nó bắt đầu với các triệu chứng giống như cảm lạnh và sốt nhẹ. 7 – 10 ngày sau đó, phát ban ửng đỏ má sẽ xuất hiện. Sau đó, phát ban có thể lan ra toàn thân và chân tay.
Đối với hầu hết trẻ nhỏ, ban đỏ nhiễm khuẩn cấp sẽ tự khỏi mà không gây ra vấn đề gì. Nhưng bệnh có thể đáng lo ngại với phụ nữ mang thai hoặc trẻ em bị thiếu máu.
Nếu con bạn bị thiếu máu hoặc triệu chứng càng ngày càng nặng hơn, hãy đưa bé đi khám.
Cần làm gì khi trẻ bị sốt phát ban?
Trong hầu hết các trường hợp, sốt và phát ban sau sốt có thể được điều trị tại nhà. Nhưng hãy đưa trẻ đi khám nếu bé có những triệu chứng sau:
- Đau họng;
- Sốt trên 38 độ C trong 24 giờ liên tục hoặc hơn;
- Sốt gần 40 độ C.
Điều quan trọng là hãy tin vào bản năng của bạn. Nếu bạn cảm thấy có bất kỳ mối bận tâm, lo ngại nào, hãy đưa bé đi khám hoặc gọi điện cho bác sỹ.
Phát ban sau sốt thường gặp ở trẻ hơn người lớn. Những nốt phát ban này hầu như do virus gây ra và thường biến mất mà không cần điều trị. Phát ban khi đang sốt hoặc đang bị ốm có thể nghiêm trọng, hãy liên hệ với bác sỹ ngay.
Bình luận của bạn