- Chuyên đề:
- Viêm họng
- Cẩm nang phòng bệnh giao mùa
Thời điểm Đông Xuân trẻ dễ bị viêm đường hô hấp trên
Có nên trị ho bằng siro mật ong, hành tím và tỏi?
Ho dai dẳng phải làm thế nào?
Ho dai dẳng có thể gây ung thư phổi
Thực phẩm chức năng nào giúp bé giảm ho, viêm họng?
Con thêm bệnh vì mẹ tự chữa
Bé Su (3 tuổi) nhà chị Thanh (Thanh Xuân, Hà Nội) ho húng hắng kèm ngạt mũi, khó thở nên thường quấy đêm, khó ngủ. Thấy chị bạn mách dùng thuốc xịt mũi sẽ khỏi nên chị xịt liền cho con cả 2 tuần. Đúng là bé Su nhà chị hết ngạt mũi nhưng ho lâu ngày mãi không khỏi. Chị đã cho con uống thuốc trị ho, siro ho nhưng con vẫn ho thắt cả ngực.
Cũng giống như chị Thanh là chị Lan (Cầu Giấy, Hà Nội), chỉ vì nghe “bác sỹ Google” mà con chị bị ho cả tháng nay. Chuyện là, con chị bị ngạt tắc mũi kèm theo chảy nước mũi trắng đục. Chị tìm hiểu trên mạng thì thấy chỉ cần xịt thuốc mũi sẽ giảm ngạt mũi. Chị ra hiệu thuốc mua rồi về nhà xịt cho con. Con chị không còn ngạt mũi nữa nhưng lại chuyển sang ho dai dẳng, kéo dài mãi. Xót con, chị đưa đi khám mới biết, con ho nặng chỉ vì xịt thuốc mũi quá nhiều.
Đừng dùng thuốc xịt mũi vô tội vạ
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Bệnh viện Bạch Mai, thời điểm Đông Xuân khiến nhiều trẻ bị ho, ngạt mũi, chảy nước mũi. Đó là những biểu hiện của bệnh đường hô hấp trên ở trẻ. Khi chuyển biến nặng sẽ gây biến chứng viêm phổi, viêm tiểu phế quản.
Dùng thuốc xịt mũi lâu ngày khiến trẻ dễ bị nấm họng
Khi thấy trẻ có triệu chứng ngạt mũi, tắc mũi đã vội dùng thuốc xịt mũi là một sai lầm cần tránh. Các loại thuốc xịt mũi thường được dùng là thuốc co mạch, thuốc corticosteroid, thuốc hỗn hợp và nước muối sinh lý. Các loại thuốc này đều có tác dụng làm thông thoáng mũi, giảm nghẹt mũi, thường được chỉ định dùng khoảng 5 – 7 ngày cho 1 đợt điều trị.
Tuy nhiên, dùng thuốc xịt mũi lâu ngày dễ gây nấm họng và hậu quả là ho lâu ngày, ho dai dẳng mãi không khỏi.
Khi dùng thuốc xịt mũi không được dùng loại của người lớn cho trẻ em. Bởi thuốc xịt mũi có thể ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của trẻ, làm mất chức năng bảo vệ mũi, dễ gây nên tình trạng viêm mũi xoang sau này.
Làm gì khi thấy trẻ ho lâu ngày?
- Khi thấy con ho kéo dài, phụ huynh nên đưa con đến bệnh viện để khám chữa kịp thời, không tự ý mua thuốc về chữa cho con khi chưa tìm được nguyên nhân gây ho.
- Cha mẹ nên giữ vệ sinh sạch nơi ăn ngủ của trẻ.
- Dặn trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Chủ động tăng sức đề kháng cho con từ chế độ dinh dưỡng, thảo dược hoặc các thực phẩm chức năng, để bé luôn khỏe, phòng chống các bệnh hay gặp theo mùa.
An An H+
Bình luận của bạn