Trẻ thích ăn ngọt hại sức khỏe - Có cách nào cắt giảm đường?

Ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính nguy hiểm

Trẻ em không nên ăn quá 6 thìa đường mỗi ngày

Thói quen ăn nhiều đường và đồ ngọt nguy hiểm hơn bạn vẫn nghĩ!

Nghiện đường, thèm đồ ngọt dễ chết sớm: Dùng bạc hà cai nghiện ngay!

Khi nào mẹ nên cho trẻ dùng men vi sinh?

Đừng bắt trẻ bỏ đồ ngọt hoàn toàn

Đường không phải là một chất độc phải được loại bỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn uống của trẻ. Thông thường, những đứa trẻ bị hạn chế, cấm đoán ăn đồ ngọt sẽ không biết cách tự kiểm soát chế độ ăn uống. Thay vào đó, chúng sẽ thỏa sức ăn đồ ngọt bất cứ khi nào có cơ hội.

Vào tháng 8/2016, Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã đưa ra khuyến nghị trẻ em không nên ăn quá 6 thìa đường (24gr) mỗi ngày.

Phụ huynh nên giúp trẻ học cách cân bằng thực phẩm, tạo cho trẻ sự thích thú với các thực phẩm lành mạnh và biết cách tự kiểm soát các thực phẩm nhiều đường.

Chỉ nên cho trẻ ăn một món tráng miệng/đồ ngọt trong ngày. Các thực phẩm được khuyến khích là bánh quy, kem vani hoặc sữa chua.

Nếu trẻ muốn ăn bánh quy chocolate chip, bạn cũng không nên ngăn cấm triệt để, cũng không nên đưa cho bé cả hộp bánh. Có thể bắt đầu với việc đưa cho bé 2 chiếc bánh và từ chối nếu trẻ muốn nhiều hơn.

Tránh mua các loại nước trái cây, nước uống có gas và đồ uống nhiều đường

Các loại đồ uống nhiều đường có thể vẫn cung cấp calo nhưng lại không khiến trẻ cảm thấy no. Kết quả là trẻ vẫn uống các loại đồ uống có đường nhưng không cắt giảm lượng calo tiêu thụ từ các thực phẩm khác. Điều này dẫn đến nguy cơ dư thừa calo, dễ bị thừa cân, béo phì cũng như một số bệnh mạn tính khác.

Tránh cho trẻ uống các loại nước có gas vì chúng làm tăng nguy cơ béo phì

Để thay thế các loại nước nhiều đường, nên cho trẻ uống sinh tố hoa quả, nước khoáng có vị chanh hay nước ép các loại hoa quả tươi ít đường khác.

Cẩn thận đường trong các thực phẩm

Nhiều người nghĩ các loại thực phẩm như bánh mì, nước sốt, gia vị,… thì không có đường. Tuy nhiên nếu trong nhãn thành phần có các từ như “siro ngô giàu fructose”, “dextrose”, “glucose”, “sucrose”, “nước mía cô đặc”, “mạch nha” hay “đường mật”… thì các thực phẩm này vẫn có chứa đường và bạn cần cẩn thận khi cho trẻ ăn.

Nhiều loại thực phẩm chỉ ghi cụm từ “có thêm đường” thành một dòng riêng trên nhãn thành phần nên bạn cần chú ý kỹ khi chọn mua sản phẩm.

Các loại đồ ngọt tự nhiên cũng có đường

Nhiều người nghĩ rằng các loại đồ ngọt tự nhiên như mật ong, mật mía,… có thể lành mạnh hơn các loại đường tinh luyện, tuy nhiên những thực phẩm này cũng có chứa fructose và glucose. Các loại đồ ngọt tự nhiên có vị ngọt hơn đường tinh luyện và cũng chứa nhiều calo hơn: 1 thìa cà phê đường mía có chứa 16 calo; 1 thìa cà phê mật ong có chứa tới 21 calo.

Điều này không có nghĩa là các thực phẩm có chứa các loại đường tự nhiên là không lành mạnh, nhưng bạn nên chú ý cách tiêu thụ chúng. Ví dụ, 1 quả táo có chứa đường fructose tự nhiên nhưng nó cũng cung cấp 4,4gr chất xơ từ vỏ và phần cùi. Mặt khác, nước ép táo lại thiếu chất xơ và tập trung nhiều đường, calo. Chính vì vậy, uống nước trái cây sẽ làm lượng đường trong máu tăng nhanh hơn so với khi ăn cả quả, từ đó làm tăng cao nguy cơ đái tháo đường type 2, theo một nghiên cứu năm 2013 của các nhà khoa học Đại học Harvard (Mỹ). 

Vi Bùi H+ (Lược dịch theo CNN)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ