Các triệu chứng bình thường đe doạ tính mạng (P2)

Không nên coi thường những triệu chứng thường gặp

Chữa bệnh thông thường không cần thuốc

Kháng sinh thông thường có thể chữa khỏi dịch hạch

Nguy hại khi dùng quá liều các loại thuốc thông thường (P1)

Nguy hại khi dùng quá liều các loại thuốc thông thường (cuối)

Nấc cụt 

Nấc cụt là một triệu chứng thường gặp do co thắt cơ hoành - một cơ nằm ngăn cách giữa khoang ngực và khoang bụng, có thể gây khó chịu và ngượng ngùng cho những người bị mắc.

Thông thường, cơn nấc thường chấm dứt chỉ sau vài phút khi bạn không chú ý đến nó nữa. Nấc có thể xảy ra với bất cứ ai, ở bất cứ đâu và vào bất kỳ lúc nào - nhất là vào đầu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Mặc dù chưa rõ mối liên quan chính xác, song chướng bụng - một triệu chứng tiền kinh nguyệt hay gặp - có thể ảnh hưởng đến cơ hoành và dẫn đến nấc cụt. Một giả thuyết khác là cảm xúc lo lắng, có thể tăng lên vào thời điểm này trong tháng, gây ra những cơn co thắt ở cơ hoành.

Nấc cục khiến mọi người ngượng ngùng trong giao tiếp

Nấc cụt trở nên nghiêm trọng khi: Nấc vẫn tồn tại trong nhiều ngày. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm vì nó có thể là một dấu hiệu của những bệnh nội khoa với nguy cơ gây tử vong cao như tổn thương não do đột quỵ, khối u phổi, đái tháo đường và suy thận.

Trị nấc cụt: Tuy chưa có những phương pháp khoa học để làm ngừng những cơn co cơ không mong muốn này, song nhiều cách chữa mẹo tại nhà có thể giúp ích. Một số cách chữa nấc như nhịn thở và bóp chặt cổ tay hoặc cơ giữa ngón cái và ngón trỏ thực sự có cơ sở khoa học. Việc nhịn thở sẽ khiến CO2 tích tụ trong phổi, khiến cơ hoành bất động và thư giãn, trong khi việc bóp chặt cổ tay sẽ khiến người bệnh xao lãng, nhờ đó nhịp thần kinh của cơ hoành có thể tự phục hồi. 

Bầm tím

Va chạm hoặc ngã nhẹ có thể khiến các mạch máu dưới da bị vỡ, làm máu thoát ra ngoài mà không gây rách da.

Những vết bầm tím kiểu này thường mờ dần và hết trong khoảng hai tuần. Chúng cũng có xu hướng hay gặp hơn ở một số người so với những người khác. Những người dễ bị bầm tím thường có mạch máu yếu hơn.

Những người uống các thuốc chống đông máu như steroid và warfarin cũng có thể dễ bị bầm tím hơn những người không sử dụng loại thuốc này.

Các vết bầm tím trở nên nghiêm trọng khi: Bầm tím đột ngột không rõ nguyên nhân xảy ra mà trước đó không hề có tai nạn hay thương tích. Tình trạng bầm tím kiểu này cần được bác sỹ  kiểm tra vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu (một dạng ung thư máu).

Loại bỏ các vết bầm tím:  Xoa nhẹ có thể giúp thúc đẩy tuần hoàn và giảm sưng nhưng chỉ làm khi vết thương không còn đau. Người dễ bị bầm tím cần tránh dùng dầu cá và các chế phẩm bổ sung có bạch quả (ginkgo), vì những sản phẩm này có đặc tính chống đông máu có thể khiến vấn đề nghiêm trọng thêm.

Côn trùng đốt

Vết đốt của những côn trùng không có nọc độc (như muỗi và rệp) thường chỉ gây ngứa. Song nọc độc của những con côn trùng như ong có thể gây đỏ, sưng và đau buốt, theo Trung tâm Da liễu Quốc gia Singapore.

Triệu chứng cảnh báo mức độ nguy hiểm: Sốc phản vệ - một phản ứng dị ứng với vết đốt của côn trùng có thể gây chết người. Các triệu chứng gồm buồn nôn, phù mặt, khó thở và đau bụng. Sốt xuất huyết, lây qua muỗi, hiện cũng đang gia tăng.

Trị côn trùng cắn: Thuốc giảm đau paraceltamol, thuốc kháng histamine, kem bôi ngứa calamine và một số loại thuốc không theo đơn khác đều có thể giúp giảm ngứa và điều trị các vết đốt do côn trùng cắn. Nếu có các triệu chứng sốc phản vệ, bạn cần được đưa đi khám ngay.

Tiểu Bắc H+ (Theo Asiaone)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp